Thực hư Triều Tiên sở hữu 'vũ khí' còn nguy hiểm hơn cả tên lửa?

Các hacker của Triều Tiên bị giới chuyên gia đánh giá là "vũ khí" còn nguy hiểm hơn cả dàn tên lửa mà Bình Nhưỡng đang nắm trong tay. 

Giới phân tích nhận định, Triều Tiên đang đẩy mạnh mặt trận chiến tranh mạng, đánh cắp hàng tỉ USD từ các cơ quan và công ty tài chính. Do đó, đây chính là mối đe dọa hiện hữu và nguy hiểm hơn cả những loại vũ khí mà Bình Nhưỡng đang phát triển bất chấp lệnh cấm của cộng đồng quốc tế.

Trên thực tế, Triều Tiên đang phải hứng chịu hàng loạt lệnh cấm vận từ cộng đồng quốc tế liên quan tới chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và bom hạt nhân của nước này. Trong khi các nhà ngoại giao tập trung vào tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, thì Bình Nhưỡng lại được cho âm thầm và nhanh chóng tăng cường năng lực tấn công mạng với “đội quân” hàng ngàn hacker chuyên nghiệp.

{keywords}
Hacker Triều Tiên được cho là nguy hiểm hơn cả dàn tên lửa Bình Nhưỡng đang sở hữu. (Ảnh minh họa)

“Các chương trình quân sự và hạt nhân của Triều Tiên là mối đe dọa mang tính lâu dài, nhưng mối đe dọa trên mạng mới là sự đe dọa trực tiếp và hiện hữu”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Oh Il-seok, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược An ninh Quốc gia ở Seoul.

Năng lực chiến tranh mạng của Bình Nhưỡng lần đầu tiên được thế giới chú ý là vào năm 2014, sau khi Triều Tiên bị cáo buộc tấn công mạng vào công ty Sony Pictures Entertainment ở bang California, Mỹ. Cuộc tấn công được xem là đòn trả đũa bộ phim "The Interview" mang nội dung bị cáo buộc bôi nhọ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Kể từ đó, Triều Tiên liên tiếp bị cáo buộc là thủ phạm gây ra các vụ tấn công mạng quy mô lớn như vụ trộm 81 triệu USD từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh, hay vụ tấn công bằng mã độc trên toàn cầu WannaCry vào năm 2017 gây ảnh hưởng tới hoạt động của khoảng 300.000 máy tính của 150 quốc gia.

Về phần mình, Bình Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận và cho rằng những lời cáo buộc của Mỹ về việc Triều Tiên liên quan tới WannaCry là “vô lý”. Thậm chí, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên từng nhấn mạnh, “Chúng tôi không liên quan tới các vụ tấn công mạng”.

Song theo tuyên bố từ Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng Hai, 3 công dân Triều Tiên bị cáo buộc “tham gia một âm mưu phạm tội quy mô lớn nhằm tiến hành hàng loạt vụ tấn công mạng mang tính phá hủy”. Trong đó, Mỹ cho rằng 3 công dân Triều Tiên đã đánh cắp hơn 1,3 tỉ USD giá trị tiền mặt và tiền điện tử từ các cơ quan và công ty tài chính.

Thậm chí, trong bản Báo cáo Đánh giá Mối đe dọa thường niên năm 2021, Washington thừa nhận Bình Nhưỡng “có năng lực gây gián đoạn tạm thời hoặc có giới hạn đối với một số mạng lưới cơ sở hạ tầng quan trọng” trên khắp nước Mỹ.

Chưa hết văn bản từ Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ còn nhận định, chương trình mạng của Triều Tiên “phơi bày mối đe dọa tấn công, đánh cắp và tình báo ngày càng lớn”. Ngoài ra, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cũng cáo buộc Bình Nhưỡng đánh cắp hàng trăm triệu USD từ các cơ quan tài chính và giao dịch tiền điện tử như bitcoin “để tăng quỹ cho những ưu tiên của chính quyền Bình Nhưỡng như phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân”.

Có thể nói, Triều Tiên đã tập trung phát triển năng lực mạng ít nhất là giữa thập niên 90, sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc bấy giờ là ông Kim Jong-il tuyên bố “tất cả các cuộc chiến trong tương lai sẽ là chiến tranh trên mạng”.

Theo bản báo cáo hồi tháng 7/2020 của quân đội Mỹ, Bình Nhưỡng hiện nắm trong tay đơn vị chiến tranh mạng còn được gọi là Cục 121 với 6.000 thành viên hoạt động ở nhiều quốc gia như Belarus, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Nga.

Ông Scott Jarkoff từ công ty an ninh mạng CrowdStrike đánh giá, các hacker Triều Tiên “hiện cực kỳ tinh nhuệ, giỏi chuyên môn và có khả năng thực hiện những vụ tấn công cấp cao”.

Một cựu sinh viên có tên Jang Se-yul nhưng đã đào tẩu khỏi Triều Tiên vào năm 2007 cũng cho biết, Cục 121 đang đào tạo bằng nhiều ngôn ngữ và vận hành các hệ thống đặt tại những cơ sở chuyên biệt như Đại học Mirim. Jang cho hay, các sinh viên còn được đào tạo để chuẩn bị sẵn năng lực tấn công vào những nước có hàng rào an ninh mạng thuộc loại hiện đại nhất như Mỹ.  

Theo các chuyên gia, ngoài mục đích tấn công mạng để thu thập thông tin tình báo, Triều Tiên có thể dùng chiêu thức này để thu lợi tài chính.

Mỹ - Hàn chọc giận, phản ứng sắp tới của Triều Tiên là gì?

Mỹ - Hàn chọc giận, phản ứng sắp tới của Triều Tiên là gì?

Sau những tuyên bố được cho mang tính chọc giận từ phía Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ sớm có phản ứng đáp trả.

Minh Thu (lược dịch)

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời gian kết thúc xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, cuộc xung đột giữa nước này với Phong trào Hồi giáo Hamas sẽ kéo dài ít nhất thêm 2 tháng nữa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có khả thi?

Rất nhiều người tại Israel, Palestine, Trung Đông và trên khắp thế giới đã cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng có một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Đang cập nhật dữ liệu !