Tướng Mỹ nhầm lẫn khiến Trung Quốc tức giận, gạt phăng đàm phán

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã chọn không đúng người để nói chuyện nên đã từ chối nối máy. 

Giới phân tích nhận định, sự hiểu lầm và bất đồng trong nghi thức ngoại giao đang gây ảnh hưởng tới quá trình đối thoại giữa các tướng quân đội Mỹ - Trung.

Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho hay, quân đội Mỹ - Trung đã có hiểu lầm khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin yêu cầu được nói chuyện với Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc là ông Hứa Kỳ Lượng. Do đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối nối máy cho ông Austin và ông Hứa.

{keywords}
Trung Quốc cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vi phạm nghi thức ngoại giao nên từ chối tiến hành đối thoại. (Ảnh: AP)

Cũng theo nguồn tin trên, người đồng cấp với ông Austin là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa chứ không phải là ông Hứa. Ông Ngụy là người đứng vị trí thứ hai trong Quân ủy trung ương chỉ sau Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Cả ông Ngụy và ông Hứa đều có trách nhiệm báo cáo công việc cho ông Tập. Nhưng theo nghi thức ngoại giao, người đồng cấp của ông Austin là ông Ngụy. Lầu Năm Góc đã chấp nhận nghi thức này từ thời 2 người tiền nhiệm của ông Austin là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và James Mattis”, nguồn tin nói thêm. 

Financial Times dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, Bắc Kinh đã 3 lần từ chối lời đề nghị được nói chuyện với ông Hứa qua điện thoại từ ông Austin. Vào ngày 24/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu cũng nhấn mạnh Lầu Năm Góc “không tuân thủ nghi thức ngoại giao”.

Giới chuyên gia cho hay, các kênh liên lạc giữa chính phủ và quân đội Mỹ - Trung gần như dừng hoạt động kể từ sau cuộc gặp đầy căng thẳng giữa các quan chức ngoại giao hàng đầu của hai nước hồi tháng Ba ở Alaska.

Trong sự kiện này, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Ông Dương đã nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không chấp nhận những lời cáo buộc không thể chấp nhận được từ phía Mỹ.

Ông Zhu Feng, Giáo sư nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, nhận định trong sự cố giữa Mỹ - Trung, bối cảnh quan trọng hơn là chức danh.

“Hai nước không nên chỉ quan tâm tới chức danh của đối tác đàm phán, mà còn là phạm vi quyền hạn. Những tranh cãi gần đây cho thấy, hai nước đã đạt tới mức cả hai bên cần phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn”, ông Zhu nói.

Ông Shi Yinhong, Giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho rằng những bất đồng sâu sắc giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Joe Biden chính là nguyên nhân khiến các cuộc đối thoại giữa hai nước bị đình trệ.

“Có thể hiểu rằng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ từ chối lời đề nghị từ những người đồng cấp Mỹ trong giai đoạn hai nước đối đầu, bởi Bắc Kinh cảm thấy điểm cốt yếu của nước này đã bị Washington thách thức”, nhận định của ông Shi liên quan tới những nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy quan hệ sâu sắc hơn với Đài Loan, cùng các lệnh trừng phạt được Washington ban hành trước cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

“Tất cả những bất đồng trên là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại thiết lập các cơ chế liên lạc thường xuyên giữa chính phủ và quân đội Mỹ - Trung, kể từ khi ông Biden chính thức nhậm chức hồi tháng Một”, ông Shi nói thêm.

Hồi đầu tháng này, ông Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết các đường dây nóng giữa Mỹ - Trung đơn giản chỉ là rung lên “trong những căn phòng trống không bóng người”. Điều này làm dấy lên mối quan ngại về cuộc khủng hoảng liên lạc giữa hai nước có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ xung đột ở những "điểm nóng" như eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Trong năm nay, Mỹ đã 5 lần điều động chiến hạm di chuyển qua eo biển Đài Loan và 3 lần tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Mỹ còn có những nỗ lực củng cố quan hệ với các đồng minh để tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Song theo ông Shi kể từ cuối tháng Tư, một số dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo hàng đầu của Bắc Kinh và Washington đã yêu cầu binh sĩ ở tiền tuyến kiềm chế khi đưa ra phản ứng trong các cuộc chạm trán ở khu vực.

“Dù họ khẩu chiến, nhưng cả quân đội Mỹ và Trung Quốc đều hành động cẩn trọng để tránh bất cứ động thái khiêu khích có thể khiến bên còn lại tức giận”, ông Shi nhấn mạnh, đây chính là lý do hải quân Mỹ chưa từng vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan.  

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc cũng đã dự tính về sự xuất hiện trở lại của hải quân và không quân Mỹ ở Biển Đông vào tháng Sáu tới để tiến hành đợt tập trận thường niên trong mùa hè.

“Sau vài năm đối đầu ở Biển Đông, quân đội hai nước đã bắt đầu làm quen dần với sự hiện diện của nhau. Dàn chiến hạm và máy bay Mỹ - Trung sẽ duy trì khoảng cách an toàn trong những lần đối mặt để ngăn chặn nguy cơ xảy ra va chạm”, ông Shi nhận định.

Máy bay và tàu chiến Trung Quốc bám theo khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông

Máy bay và tàu chiến Trung Quốc bám theo khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc huy động máy bay cùng tàu chiến đi theo dõi hoạt động của khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.