Thừa Thiên – Huế: Hoàn thành cơ bản chi trả bồi thường sự cố môi trường biển

Việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại tỉnh Thừa Thiên – Huế về cơ bản đã hoàn thành.

Hoàn thành công tác chi trả trước ngày 15/7/2017

Đến ngày 30/6, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chi trả 923,835/1010 tỷ đồng (đạt 91,47%) từ nguồn kinh phí bồi thường tạm cấp cho 41.766 đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tại 28 xã, thị trấn vùng ven biển, đầm phá của 5 huyện, thị xã.

Cụ thể, huyện Phong Điền chi trả 76,051 tỷ đồng cho 3.421 đối tượng, huyện Quảng Điền chi trả 104,769 tỷ đồng cho 6.304 đối tượng, huyện Phú Vang chi trả 357,983 tỷ đồng cho 17.276 đối tượng, huyện Phú Lộc chi trả 330,247 tỷ đồng cho 12.406 đối tượng và thị xã Hương Trà chi trả 50,269 tỷ đồng cho 2.299 đối tượng.

Người dân Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển đã được chi trả.

Theo đó, với nguồn kinh phí bồi thường cấp tạm trong 4 đợt là 1010 tỷ đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời phân bổ về cho các địa phương chi trả cho người dân.

Tuy nhiên, hiện còn 86,165 tỷ đồng chưa chi trả được bởi lý do là còn một số người dân thuộc diện được đền bù nhưng họ đang đi làm ăn xa, chưa đến nhận tiền. Mặt khác, có một số đối tượng sau khi được niêm yết, thẩm tra tại các địa phương nhưng qua thẩm tra lại xét thấy chưa đủ điều kiện đảm bảo theo quy định.

Việc tổ chức kê khai, xác định, thẩm định mức độ và đối tượng thiệt hại đã được tổ chức đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, cùng với đó việc chi trả được tổ chức chặt chẽ từ khâu rà soát, điều tra, đánh giá, phê duyệt và giám sát thực hiện.

Đặc biệt, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo các địa phương giải quyết kịp thời các đơn thư kiến nghị của người dân và về tại cơ sở đối thoại trực tiếp với người dân. Nhờ đó, không có phát sinh khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài.

Lượng khách đến biển Thuận An (Thừa Thiên - Huế) du lịch đang tăng dần.

Hiện nay, môi trường biển và đầm phá Thừa Thiên Huế ổn định, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và du lịch biển đang dần ổn định và phát triển tốt.

Hoạt động khai thác hải sản trên biển ở vùng xa bờ đã ổn định và đang tăng dần về sản lượng với tổng sản lượng khai thác hải sản 6 tháng đầu năm 2017 đạt trên 17 nghìn tấn, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Tập trung khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Chỉ đạo tại buổi họp Hội đồng đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường biển vào chiều ngày 6/7, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu các địa phương tiếp tục, rà soát, thẩm định lại để hoàn thành công tác chi trả trước ngày 15/7/2017, nhằm sớm giải quyết dứt điểm việc chi trả tiền bồi thường cho người dân theo chỉ đạo của Chính phủ.

Nghề đánh bắt thủy hải sản ở Thừa Thiên - Huế đang hồi phục và phát triển.

Nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân vùng ven biển và thúc đẩy sản xuất phát triển, tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Phương - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đề nghị các sở, ngành liên quan và các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng, tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng tiền bồi thường đúng mục đích để khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau sự cố môi trường biển.

Trong đó, tập trung vào chuyển đổi nghề, phát triển nghề biển, nhất là dành nguồn kinh phí bồi thường để cải tạo vùng nuôi trồng thủy sản và mua con giống (tôm, cua, cá) tiếp tục nuôi trồng trên đầm phá nhằm ổn định sinh kế bền vững.

Nghề đánh bắt thủy hải sản ở Thừa Thiên - Huế đang hồi phục và phát triển.

Đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến hải, thủy sản hiệu quả và bền vững. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách tín dụng, khoanh nợ, giản nợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp tục vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.

Hà Oai

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !