Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng

Khi bị mụn ở tuổi dậy thì, nhiều em đã có những xử lý không đúng như hay sờ tay lên mụn, nặn mụn sẽ làm lan tràn bụi bẩn, vi khuẩn trên da và làm mụn nặng hơn, dễ gây sẹo...

Châu Anh (nữ sinh lớp 8) được mẹ đưa đến bệnh viện Da liễu Hà Nội khám vì khuôn mặt chi chít mụn. Ngoài mụn đầu đen, trên mặt bé còn rất nhiều cục sưng đỏ, thậm chí cả những ổ mụn dính sát vào nhau.

Mẹ nữ sinh cho biết, con bị mụn trứng cá ngay từ khi bắt đầu dậy thì. Chị cũng đã hướng dẫn con dùng sữa rửa mặt, không nặn mụn nhưng con không nghe. Tay lúc nào cũng đưa lên mặt sờ, nặn, cạy.

“Mặt con lúc nào cũng đầy vết móng tay cắm trên da. Có những vùng da tổn thương nhiều hơn, chầy xước, thâm đen chỉ vì con cố nặn ra cái mụn”, chị Nhung kể.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 


Tại bệnh viện, bé được kê đơn thuốc gồm sữa rửa mặt trị mụn, thuốc bôi, thuốc uống kèm theo lời dặn được nhắc lại nhiều lần của bác sĩ “không được cho tay lên mặt nặn mụn”

TS. BS Nguyễn Minh Quang, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết trong khi mụn trứng cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thì ở tuổi teen bị nổi mụn trứng cá nhiều hơn với 80% người trẻ tuổi bị mụn trứng cá trước 30 tuổi.

Mụn trứng cá có xu hướng giảm dần theo tuổi, nhưng cần các thói quen chăm sóc da tốt có thể cải thiện tình trạng da.

Theo đó, các triệu chứng của mụn trứng cá ở mức độ nghiêm trọng khác nhau và nổi bật nhất ở tuổi dậy thì. Những dấu hiệu trên các khu vực của cơ thể có nhiều tuyến dầu nhất (mặt, cổ, ngực, lưng, vai và cánh tay trên): Lỗ chân lông bị tắc (nổi mụn,mụn đầu đen và mụn đầu trắng); Bệnh sẩn (tổn thương tăng); Mụn mủ (tổn thương tăng có mủ); U nang (nốt sần chứa đầy mủ hoặc chất lỏng).

Tương tự tại Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh, theo thống kê trung bình mỗi ngày tiếp nhận điều trị khoảng 300 ca thì phần lớn là người trẻ ở tuổi dậy thì đến khám khi gặp vấn đề về da. Nhiều em không biết cách chăm sóc, dùng mỹ phẩm, nghe theo quảng cáo trên mạng không đúng cách làm da mặt bị thâm, nhiễm trùng...

P.T.T (15 tuổi, Phú Nhuận) với khuôn mặt nổi đầy mụn trứng cá sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Nghe người thân giới thiệu, em P. đến một spa nặn mụn. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn xong, mặt em bị sưng lên, những chỗ được nặn lại mọc lên những mụn mủ. Lúc này, gia đình em mới đưa em đến bệnh viện khám, điều trị mụn.

Theo ThS Trần Nguyên Ánh Tú - Phó Trưởng khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cơ chế bệnh sinh gây mụn trứng cá rất phức tạp, liên quan đến bốn yếu tố chính là tắc lỗ nang lông tuyến bã do tăng sừng, tăng sinh vi khuẩn C.acne, tăng sản xuất bã nhờn và phản ứng viêm.

Một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá như chế độ ăn nhiều sản phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa tách kem) và carbohydrate, thuốc, mỹ phẩm… Khi bị mụn, nhiều em đã có những xử lý không đúng như hay sờ tay lên mụn, nặn mụn. Hành động này sẽ làm lan tràn bụi bẩn, vi khuẩn trên da và làm mụn nặng hơn, dễ gây sẹo xấu.

Nguy hiểm hơn, các em còn tự tìm mua các "mỹ phẩm" điều trị mụn được quảng cáo là điều trị hết mụn nhanh, mới bôi lên tình trạng mụn có thể giảm "ảo", sau một thời gian ngắn mụn sẽ bùng lên dữ dội kèm theo các tình trạng tổn thương da khác.

Bác sĩ Ánh Tú nhấn mạnh, mụn trứng cá tùy theo độ nặng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ, ở mức độ nhẹ chỉ cần rửa sạch mặt và bôi thuốc là đã có thể kiểm soát được. Nhưng với mức độ nặng cần phải kết hợp với thuốc uống trong một thời gian.

Mụn trứng cá ở mức độ nào, giai đoạn nào cũng nên được điều trị càng sớm càng tốt nhằm giảm nguy cơ diễn tiến nặng hơn và có khả năng gây sẹo xấu. Do đó, tốt nhất khi có mụn các em nên đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Đặc biệt, khi bị mụn trứng cá không nên nặn, lể hay hút mụn, tránh chà xát lên da bằng khăn vải, miếng bọt biển hay bất cứ vật dụng nào khác vì sẽ gây kích ứng và làm mụn nặng hơn.

H. Anh 

Tin rằng 'sữa mẹ muôn năm', nhiều bà mẹ cho con bú tới tuổi dậy thì?

Tin rằng 'sữa mẹ muôn năm', nhiều bà mẹ cho con bú tới tuổi dậy thì?

Nhiều bà mẹ có niềm tin mù quáng rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nên sẵn sàng cho con bú lâu, thậm chí có bà mẹ cho con bú tới 18 tuổi.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái và bé trai, khi nào là dậy thì sớm quá?

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái và bé trai, khi nào là dậy thì sớm quá?

Các bác sĩ cho rằng giai đoạn trẻ dậy thì rất dễ "nổi loạn", nếu cha mẹ không kiên trì cùng con thì trẻ khó dậy thì thành công hơn.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !