“Trùm BOT” thâu tóm doanh nghiệp sở hữu nhiều “đất vàng” tại TP.HCM là ai?

Theo Nghị quyết được thông qua, HUT muốn hoán đổi 100% vốn góp tại Công ty TNHH SVC Holdings, đặt tham vọng xây dựng tập đoàn đầu tư, phát triển dịch vụ và hạ tầng giao thông số 1 tại Việt Nam.

Công ty CP Tasco (HNX: HUT) vừa công bố thông tin thông qua chủ trương tăng vốn để sở hữu 100% vốn tại Công ty SVC Holdings và kế hoạch phát triển bất động sản. Mục tiêu là tập trung quản lý, phát triển tất cả các dự án bất động sản của HUT và hợp tác với Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn – Savico (HoSE: SVC) để phát triển hợp tác dự án mới, khai thác và tối ưu quỹ đất của SVC.

Theo Nghị quyết được thông qua, HUT muốn hoán đổi 100% vốn góp tại Công ty TNHH SVC Holdings, đặt tham vọng xây dựng tập đoàn đầu tư, phát triển dịch vụ và hạ tầng giao thông số 1 tại Việt Nam.

Theo Nghị quyết được thông qua, "trùm BOT" Tasco muốn hoán đổi 100% vốn góp tại Công ty TNHH SVC Holdings, đặt tham vọng xây dựng tập đoàn đầu tư, phát triển dịch vụ và hạ tầng giao thông số 1 tại Việt Nam.

Mặc dù chỉ mới được thành lập vào cuối tháng 10/2021, với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, nhưng chỉ 2 tháng sau, vào tháng 12/2021, SVC Holdings đã trở thành công ty mẹ của SVC sau khi mua vào gần 18 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ chi phối với 53,68% vốn của doanh nghiệp phân phối ô tô số 1 thị trường Việt Nam này.

Ngoài việc sở hữu gần 54% vốn điều lệ của SVC, SVC Holdings hiện đang sở hữu 100% vốn tại Savico Hà Nội, 80% tại Công ty CP Ô Tô Bắc Âu (Volvo Việt Nam), 59,8% Công ty CP DANA (Đà Nẵng Ford). Năm 2021, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng SVC Holdings vẫn có doanh thu hơn 27.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế gần 408 tỷ đồng.

Theo số liệu của VAMA - Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, SVC Holdings đang là nhà phân phối ô tô lớn tại Việt Nam với hơn 11,2% thị phần. Công ty còn là nhà phân phối lớn nhất của Toyota (gần 20% thị phần), Ford (33% thị phần) và là nhà phân phối thương hiệu xe sang Volvo tại Việt Nam.

Không chỉ là nhà phân phối ô tô số 1 Việt Nam, SVC Holdings hiện đang sở hữu và tham gia đầu tư nhiều dự án bất động sản trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng, dự án du lịch tại những thành phố lớn, vị trí đắc địa như Trung tâm Savico Megamall tại Hà Nội  (4,6ha), Trung tâm thương mại Savico Đà Nẵng (4.739m2), Trung tâm thương mại Savico Cần Thơ (2.849m2); Khu Dân cư Long Hoà Cần Giờ (29,8ha); Khu phức hợp Savico Nam Cẩm Lệ (2,1ha); Savico Phổ Quang (9.028m2); Dự án Mercure Sơn Trà (5,76ha); Văn phòng 91 Pasteur (1.604m2) và một số toà nhà văn phòng khác tại Trần Hưng Đạo, Lý Tự Trọng, Savico Tower Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Lợi nhuận sau thuế của

Lợi nhuận sau thuế của "trùm BOT" Tasco qua các năm.

Như vậy, khi HUT sở hữu SVC Holdings, đồng nghĩa với việc toàn bộ những dự án bất động sản nằm ở những vị trí đắc địa và được đánh giá là “đất vàng” của SVC tại TP.HCM cũng như các tỉnh, thành phố lớn khác cũng sẽ thuộc về quyền quản lý của HUT thông qua SVC Holdings.

Tiền thân của HUT là Đội cầu Nam Hà được thành lập vào năm 1971, sau nhiều lần đổi tên và tiến hành cổ phần hóa, đến năm 2007 chính thức mang tên Công ty CP Tasco, vốn điều lệ 55 tỷ đồng. Chỉ 1 năm sau cổ phần hóa, cổ phiếu của Tasco đã chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội và sau 7 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của HUT đạt 2.686 tỷ đồng.

Về cơ cấu sở hữu của HUT, tính đến cuối năm 2020, các cổ đông trong nước đang nắm giữ 96,39% vốn điều lệ, trong khi đó, cổ đông nước ngoài nắm giữ 3,61% vốn. Những cổ đông cá nhân nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của HUT, tính đến cuối năm 2021 hiện chỉ có 1 cổ đông là Phạm Quang Dũng nắm giữ 7,46%, tương đương 26.015.802 cổ phiếu. Ông Dũng có 20 năm gắn bó và lèo lái và vực dậy HUT trở thành một doanh nghiệp có 12 công ty con và 5 công ty liên kết. 

Với kinh nghiệm gần 50 năm trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư về Hạ tầng giao thông, HUT đang là chủ đầu tư các dự án BOT với các trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án như Quốc Lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình, Quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Dự án Thu phí không dừng toàn quốc (theo hình thức BOO).

Đầu tư bất động sản từ năm 2013 với nhiều dự án như: Dự án khu nhà ở sinh thái Xuân Phương, Dự án cho cán bộ, Dự án KĐT mới Pháp Vân... ; Ngoài ra, HUT cũng đã đầu tư thêm lĩnh vực Y tế như góp 50% vốn vào Công ty CP bệnh viện mắt Hà Nội cơ sở 2, Công ty TNHH T'Hospital… và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2020, hoạt động kinh doanh của HUT liên tục đi xuống. Nếu như năm 2016, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của  HUT lần lượt đạt đỉnh 2.786 tỷ đồng và 490 tỷ đồng, thì đến năm 2020, doanh thu chỉ còn 750 tỷ đồng và lỗ trước thuế 247 tỷ đồng. Khó khăn cũng liên tục ập xuống do một số dự án BOT vốn được xem là "gà đẻ trứng vàng" của HUT phải tạm dừng thu phí vì vướng phải làn sóng các tài xế phản đối các BOT lan rộng trên toàn quốc.

Ngoài ra, HUT có công ty VETC để triển khai dự án ETC (thu phí điện tử không dừng) và đã "mạnh tay" vay hơn 1.275 tỷ đồng với thời hạn 147 tháng. Tuy nhiên, từ thời điểm đi vào hoạt động, VETC lỗ ngày càng nặng. Cuối năm 2019, HUT đòi trả lại dự án cho Bộ GTVT vì lo phá sản do thua lỗ. Năm 2020, VETC lỗ 284 tỷ đồng khiến âm vốn chủ 198 tỷ đồng. Số liệu cho thấy, VETC đã lỗ tổng cộng 476 tỷ đồng trong giai đoạn 2017 - 2020.

Mãi đến quý IV/2021, HUT mới “lội ngược dòng” nhờ khoản doanh thu tài chính đột biến 218 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt vỏn vẹn hơn 500 triệu đồng; đồng thời các khoản chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng hầu như không đáng kể. HUT cũng tiết giảm gần một nửa chi phí quản lý doanh nghiệp, qua đó, giúp "trùm BOT" thoát lỗ quý thứ 6 liên tiếp. Cụ thể, quý IV/2021, doanh thu thuần của HUT đạt 246 tỷ đồng, tăng 15% so với quý IV/2020. Giá vốn giảm 33%  giúp lợi nhuận gộp tăng mạnh lên mức 78 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lỗ gộp 36 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động thu phí vẫn là mảng chủ lực mang lại nguồn thu lớn nhất cho HUT với hơn 172 tỷ đồng. Còn lại là doanh thu đến từ mảng bất động sản (15 tỷ đồng), cung cấp dịch vụ (49 tỷ đồng) và hợp đồng xây dựng (10 tỷ đồng).

Kết quả, quý IV/2021, HUT đạt 177 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh so với khoản lỗ 153 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục của HUT từ năm 2015 trở lại đây. 

Lịch sử giao dịch cổ phiếu HUT.

Lịch sử giao dịch cổ phiếu HUT.

Tính chung cả năm 2021, doanh thu của “trùm BOT” đạt 870 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 48 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với khoản lỗ khổng lồ 243 tỷ đồng trong năm 2020. Kết quả kinh doanh khả quan này được xem là cú lội dòng khá ngoạn mục của HUT bởi trước đó doanh nghiệp vẫn ước tính sẽ lỗ khoảng 100 tỷ đồng trong năm 2021.

Giải trình về những biến động trong kết quả kinh doanh, ban lãnh đạo HUT cho biết lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh do hầu hết các mảng kinh doanh đều hồi phục trở lại như: thu phí đuường bộ, y tế, VECT đều có tăng trưởng so với năm trước. Bên cạnh đó, Công ty cũng thực hiện chính sách tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong thời kỳ dịch COVID-19. Ngoài ra, việc thực hiện thoái vốn, tinh gọn các khoản đầu tư không trọng tâm cũng là nguyên nhân giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của HUT đạt 10.831 tỷ đồng, tăng thêm 673 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, lượng tiền gửi ngân hàng của Công ty tăng gấp đôi lên 403 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền cũng tăng gần 12 lần lên 237 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của HUT cũng tăng mạnh từ 47 tỷ đồng lên mức 618 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu HUT chốt phiên giao dịch ngày 28/2 đạt 31.200 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm, cổ phiếu của “trùm BOT” này đã tăng 55%, từ vùng giá 20.000 đồng lên vùng giá 31.000 đồng/cổ phiếu. Giới chuyên gia nhận định, bước đi “thâu tóm” doanh nghiệp nắm nhiều dự án đất vàng tại TP.HCM cũng như các tỉnh, thành phố lớn cho thấy một sự chuyển mình của "trùm BOT" sang lĩnh vực mà công ty này đã xác định là mũi nhọn từ lâu, nhưng vẫn chưa thể bật lên và chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu ở những năm qua. 

Đại gia BOT và bất động sản công nghiệp bất ngờ tuyên bố bỏ nghề định giá bất động sản

Đại gia BOT và bất động sản công nghiệp bất ngờ tuyên bố bỏ nghề định giá bất động sản

Dù hoạt động chính trong lĩnh vực thu phí đường bộ, BĐS công nghiệp, kinh doanh điện, nhưng IDICO vẫn tính bỏ ngành nghề định giá bất động sản.

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.