Người phụ nữ thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng nấm đông trùng hạ thảo
Hai nhà xưởng nuôi nấm đông trùng hạ thảo với khoảng hơn 100 lao động, trung bình mỗi tháng xưởng của chị Nguyễn Thị Hồng xuất ra thị trường khoảng 90- 100 nghìn phôi nấm và 200 kg nấm dược liệu khô, doanh thu khoảng 40 tỷ/năm.
Đến xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai (Hà Nội) ai cũng biết đến tỷ phú nông dân Nguyễn Thị Hồng, chị là người đã nuôi trồng thành công giống đông trùng hạ thảo.
Xưởng sản xuất nấm của chị Nguyễn Thị Hồng mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 90- 100 nghìn phôi nấm và 200 kg nấm dược liệu khô. |
Chị Hồng chi sẻ, trước đây, tại Thanh Oai trồng rất nhiều nấm, tuổi thơ chị gắn liền với cây nấm. Chị ước mơ sẽ đưa công nghệ vào sản xuất nấm để có thể phát triển, mở rộng và làm giàu bằng nghề này. Chính vì vậy, chị đã quyết định thi vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), khoa Công nghệ sinh học.
Với ước mơ được trồng nấm, chị Hồng cần mẫn tìm tòi và quyết tâm tạo hướng đi cho tương lai của mình gắn với đông trùng hạ thảo.
Trải qua 6 năm miệt mài nghiên cứu với sự tư vấn hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia khoa học, lần lượt các dự án của chị đều thu được kết quả cao.
Nhờ sự tư vấn hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia khoa học, nhiều dự án của chị Hồng đều thu được kết quả cao và hiện chị vẫn luôn tìm hiểu những công nghệ nuôi trồng mới từ các nhà khoa học. |
"Tôi muốn phát triển nghề trồng nấm nên cứ cố gắng làm, cố gắng nghiên cứu khoa học, kiểu gì cũng tới đích. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc bởi quá trình cố gắng của mình trong suốt mười mấy năm đã thành quả ngọt", chị Hồng cho hay.
Thời gian đầu khi chị mới bắt tay vào việc nuôi đông trùng đã gặp nhiều khó khăn, từ việc nuôi trồng đến đầu ra cho sản phẩm. Thời gian mới trồng, thu hoạch được là chị Hồng mang tặng người thân, hàng xóm. Cũng từ đó nhiều người truyền tai nhau và chị bắt đầu có khách hàng.
Năm 2012, chị Hồng quyết định bán một mảnh đất, vay ngân hàng thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đông trùng hạ thảo.
Năm 2013, chị Hồng sinh con thứ ba, vì không có tiền nên chị Hồng đã mang nốt thứ tài sản giá trị cuối cùng trong nhà là chiếc xe máy đi cầm cố để lấy tiền lo viện phí. "Lúc trên bàn mổ, tôi chỉ sợ mình chết các con sẽ mồ côi và người thân phải gánh một cục nợ trên trời rơi xuống", chị kể.
Vượt cạn thành công, chị Hồng quyết tâm với hướng đi của mình, nhiều tháng liền chị đã cùng đồng nghiệp lặn lội lên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao gần 3.000 m, quan trắc các chỉ tiêu khí hậu, tìm trong rừng già đến vùng ven suối, ven hồ... để có được 115 chủng giống đông trùng hạ thảo; trong đó có những chủng giống chứa hàm lượng hoạt chất cordycepin cao, lên tới 10 mg/g. Mẫu giống được chuyển về Hà Nội để tách bào tử luôn trong ngày mới bảo đảm nuôi cấy.
Thời gian đầu khi mới bắt tay vào việc nuôi đông trùng gặp nhiều khó khăn, từ việc nuôi trồng đến khâu bán ra. |
Từ một mẻ nấm, chị chia làm năm phần, đóng thùng gửi đi Mộc Châu, Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt, để một phần lại Hà Nội để xem nơi nào điều kiện khí hậu giúp nấm phát triển tốt hơn. Kết quả là ở Đà Lạt, khi để trong phòng nhỏ, chỉ cần mở cửa sổ, không cần bật điều hòa, nấm đông trùng hạ thảo lớn nhanh và đẹp nhất. Chị quyết định xây dựng thêm cơ sở sản xuất rộng 5.000 m2 tại thành phố này.
Việc nuôi, cấy nấm dược liệu đông trùng hạ thảo đòi hỏi người nuôi phải rất tỉ mỉ, chi tiết, rất nhiều quy trình phải tiến hành thủ công. Nhưng từ khi áp dụng dây chuyền tự động từ năm 2014 đến nay, sức lao động chân tay được giải phóng, hiệu quả công việc mang lại rất cao.
Từ khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, sức người đã được giải phóng đáng kể. Thay vì 3- 4 người tưới tắm, chăm sóc thì đến nay chỉ cần 1 người đã quán xuyến được hết mọi việc. |
Theo chị Hồng, trước đây, hầu hết các công đoạn tưới nước, thắp ánh sáng, đến sấy khô… cho nấm đều phải làm thủ công. Hàng ngày, công nhân phải dùng bình nước tưới cho nấm bằng tay, nhiều lúc độ ẩm không đều.
"Sau khi áp dụng hệ thống phun sương của Hàn Quốc và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tự động thì độ ẩm và việc chiếu sáng cho cây nấm luôn được đảm bảo”, chị Hồng chia sẻ.
Hiện nay, mỗi tháng xưởng xuất ra thị trường khoảng 90- 100 nghìn phôi nấm cho doanh thu khoảng 40 tỷ/năm. |
Hiện chị Hồng có 2 nhà xưởng rộng 1 ha và 5000m2, với khoảng hơn 100 lao động sản xuất. Trung bình mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 90- 100 nghìn phôi nấm và 200 kg nấm dược liệu khô, doanh thu khoảng 40 tỷ/năm.
Ngoài kênh bán hàng truyền thống, chị còn thành lập các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo… đến bán trực tiếp đến người dùng.
Xưởng sản xuất đông trùng hạ thảo của chị Hồng giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. |
Chị Trương Thị Hạnh một công nhân làm việc tại đây cho biết, chị làm việc tại xưởng sản xuất đông trùng, công việc hằng ngày của chị là chăm sóc và kiểm tra sự phát triển của cây đông trùng. Thu nhập mỗi tháng của chị Hạnh được 15 triệu đồng.
Bảo Khánh
“Ép” trái xoài ra tiền, từ đồ uống đến... mỹ phẩm xoài
Từ việc bị rớt giá, trái xoài Cam Ranh (Khánh Hòa) đã được trở về với đúng giá trị của nó khi tạo ra những sản phẩm như nước enzyme, paste enzyme, rong sụn enzyme xoài, mỹ phẩm xoài,…