Hợp tác xã 'bắt tay' doanh nghiệp liên kết thị trường, 'xây' thương hiệu nâng tầm sản phẩm nông sản

Những năm gần đây, 1 số HTX nông nghiệp của Hải Dương đã "bắt tay" hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao tiêu sản phẩm cho người dân vừa tạo doanh thu lợi nhuận vừa mang lại hiệu quả cao, nhất là những sản phẩm thế mạnh.

Trong những năm gần đây, một số HTX nông nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác giữa các HTX và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao tiêu sản phẩm cho người dân vừa tạo doanh thu lợi nhuận cho HTX vừa mang lại hiệu quả cao vừa thúc đẩy sản xuất của địa phương, nhất là những sản phẩm thế mạnh.

Bao tiêu, nâng tầm thương hiệu nông sản…

Nhắc đến Kinh Môn, rất nhiều người biết đến sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của thị xã. Sản phẩm này đã có nhãn hiệu tập thể với tên gọi Nếp cái hoa vàng Kinh Môn và được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cấp mã số hàng hóa. Năm 2017, gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn được bình chọn là 1 trong 150 sản phẩm đạt thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Nhờ có thương hiệu và chất lượng tốt nên gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn tiêu thụ ổn định, giá luôn cao hơn các loại gạo nếp khác.

Hiệp hội Nếp cái hoa vàng Kinh Môn được xem là đơn vị tiên phong trong việc sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm.

{keywords}
Nếp cái hoa vàng Kinh Môn là sản phẩm OCOP tiêu biểu của Kinh Môn nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung.

Hiện nay, tổng diện tích lúa nếp cái hoa vàng toàn thị xã đạt 813 ha. Trong đó, có đến 50% diện tích đã được người dân ký kết với Hiệp hội Nếp cái hoa vàng Kinh Môn để bao tiêu sản phẩm sau mỗi vụ thu hoạch. Trung bình mỗi dịp Tết Nguyên đán, Hiệp hội chuẩn bị khoảng từ 50-60 tấn gạo nếp cái hoa vàng để cung ứng ra thị trường. Chủ yếu là qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn trong cả nước.

Riêng ở phường Duy Tân, từ năm 2018 đến nay, phường đã  phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Hải Dương cung ứng giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho 8ha nếp cái hoa vàng của nông dân.

Năm 2021, Hội Nông dân phường thành lập HTX Nông sản sạch Duy Tân. Ngay trong vụ mùa năm 2021, HTX đã thực hiện quy vùng 30 ha nếp cái hoa vàng, áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ, tiến hành thu mua, bảo quản, phối hợp bao tiêu sản phẩm

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế từ nếp cái hoa vàng, một số hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã quan tâm chế biến chuyên sâu các sản phẩm từ gạo nếp cái hoa vàng như bánh lòng, bánh chưng...

Vùng đất Thanh Hà được nhiều người ví là nơi “gieo quả ngọt”, chính vì thế, ngoài quả vải thiều nức tiếng, huyện Thanh Hà hiện đã quy hoạch 2 vùng sản xuất ổi an toàn theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại xã An Phượng và Liên Mạc, với tổng diện tích 20 ha, trong đó mỗi xã có 10 ha. Đây là 2 vùng ổi đầu tiên của huyện được sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Xã Liên Mạc có 450ha trồng ổi, với sản lượng hơn 7.000 tấn ổi/năm, chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp của cả xã. Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt nhưng việc tiêu thụ bấp bênh nên hiệu quả không cao.

Với mục tiêu "nâng tầm quả ổi", tháng 7/2017, HTX Nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập. Ban đầu, HTX chỉ có 20 thành viên với 8 ha ổi trồng theo quy trình VietGAP. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm hoạt động, ngoài quả ổi, các sản phẩm rau sạch của HTX cũng đã được người tiêu dùng biết đến.

Hiện HTX đã có 15 ha đất sản xuất với 22 thành viên. Trong đó, có 10 ha trồng ổi VietGAP, diện tích còn lại để sản xuất rau sạch các loại. Các sản phẩm nông nghiệp của HTX đều được tiêu thụ trong các siêu thị, cửa hàng….

Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Nam Vũ Dương Văn Nam, cho biết: "Nhờ trồng ổi theo hướng VietGAP nên quả ổi nơi đây nhanh chóng được thị trường biết tới. HTX đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco để cung ứng ổi sạch cho các siêu thị, cửa hàng".

Để đưa được quả ổi vào siêu thị, HTX chịu sự giám sát chặt chẽ của công ty, từ khâu bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, dọn vườn, sơ chế đến thu hoạch... Các hộ tham gia liên kết phải đủ tiêu chuẩn mới được thu hoạch. Do đáp ứng quy trình sản xuất khắt khe nên giá thu mua ổi của HTX thường cao hơn thị trường từ 15 - 20%, mang lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên.

Hiện nay, HTX cung cấp vào siêu thị khoảng 100 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm ổi VietGAP của HTX là một trong những sản phẩm tiêu biểu của huyện Thanh Hà được chọn triển lãm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh và cả ở nước ngoài.

Ngoài trồng ổi, hiện HTX còn phát triển diện tích trồng rau sạch.  Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, HTX luôn giám sát, hướng dẫn thành viên, người lao động sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện mỗi tháng, HTX cung cấp ra thị trường 5 tấn rau các loại, giá bán cao hơn khoảng 20% so với bên ngoài thị trường.

Nhằm hỗ trợ tối đa cho thành viên, HTX đã liên kết với các công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, mua được với giá thấp hơn 10 - 15% so với giá thị trường. HTX còn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị ở trong và ngoài tỉnh để bảo đảm đầu ra cho nông sản.

Mô hình sản xuất của HTX đang giải quyết việc làm cho 10 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu 2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt khoảng 30%.

Đưa đặc sản xuất ngoại, giao dịch trên sàn TMĐT

Nhắc đến Thanh Hà, ai ai cũng biết đây là nơi sản sinh ra loại quả đặc sản nức tiếng cả nước, vải thiều Thanh Hà.

{keywords}
Hợp tác xã 'bắt tay' doanh nghiệp xây thương hiệu cho nông sản, mở rộng thị trường

Những năm trước, việc sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà còn manh mún, vì thế để đưa loại quả đặc sản này “vươn xa”, không chỉ trong nước mà các nước ngoài cũng biết đến, cuối năm 2020, HTX Ameii Việt Nam (thuộc Công ty CP Ameii Việt Nam) được thành lập với 35 thành viên.

Sau gần 1 năm hoạt động HTX đã nỗ lực từng ngày để sản xuất ra quả vải thiều Thanh Hà bảo đảm chất lượng, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Hiện HTX có trên 17 ha thuộc vùng canh tác vải thiều được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với 35 xã viên ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn.

Thuận lợi lớn nhất khi tham gia HTX đó là là sản phẩm làm ra sẽ được Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam bao tiêu với giá cao hơn so với thị trường. Vì thế, người trồng vải không phải lo đầu ra mà chỉ cần chăm sóc quả vải theo đúng hướng dẫn. Cũng chính vì ưu điểm này nên hiện có nhiều nông dân ở đây rất muốn tham gia vào HTX.

Ngoài thị trường Nhật Bản, vải thiều Thanh Hà còn được công ty Ameii Việt Nam xuất khẩu sang các nước Singapore, Hàn Quốc, Canada... với số lượng gần 2.000 tấn.

Rau, bột sắn dây, thanh long, ổi... là những sản phẩm của các HTX ở Hải Dương đã được bán trên các sàn TMĐT như Viettel Post, Lazada, Sen Đỏ...

Liên minh HTX tỉnh Hải Dương cho biết, hiện Hải Dương có 6 HTX gồm: Nông sản sạch Nam Vũ, Ameii (huyện Thanh Hà); Nông sản sạch Thanh Nhàn, Nông sản sạch Bạch Đằng (thị xã Kinh Môn); Liên kết chuỗi nông sản Cocofood, Nông nghiệp Senfarm (TP Hải Dương) đang có nhiều sản phẩm như rau, bột sắn dây, ổi… bày bán trên sàn thương mại điện tử.

Theo báo cáo của tỉnh Hải Dương, tính đến nay, Hải Dương có khoảng 360 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một số mô hình HTX nông nghiệp phát huy hiệu quả hoạt động do ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho HTX và các thành viên, tiêu biểu như HTX sản xuất và thương mại thủy sản Xuyên Việt, HTX Tân Minh Đức, HTX DVNN Lê Lợi, HTX DVNN Đức Chính, HTX thủy sản Đoàn Kết huyện Thanh Miện...

Năm 2021, tổng doanh thu của HTX nông nghiệp ước đạt 270 tỷ đồng, bình quân 1 HTX đạt 750 triệu đồng/năm (tăng 330 triệu đồng/HTX/năm so với năm 2002); tổng lợi nhuận của HTX năm 2021 dự kiến đạt 7,92 tỷ đồng. Dự kiến năm 2021, toàn tỉnh có 210 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, chiếm 58% .

Năm 2021, tổng số vốn hoạt động, giá trị tài sản của HTX nông nghiệp đạt 262,8 tỷ đồng, bình quân một HTX đạt 730 triệu đồng, tăng 480 triệu đồng/HTX so với năm 2002.

Các HTX dịch vụ nông nghiệp có những đóng góp quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn như tạo việc làm cho thành viên và một bộ phận người lao động ở nông thôn; góp phần thúc đẩy kinh tế hộ thành viên, hộ nông dân phát triển thông qua các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh; góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Hải Yến

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.