Giữa ồn ào tự ý giảm tiền thuê mặt bằng 'không giống ai', Chủ tịch TGDĐ 'bốc hơi" gần 300 tỷ

Giá cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động đã giảm 3,29% trong tuần vừa qua giữa ồn ào xung quanh câu chuyện công ty đơn phương giảm tiền thuê mặt bằng chỉ với một thông báo ngắn gọn.

Vẫn biết là dịch bệnh khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa do giãn cách xã hội tại một số tỉnh thành, doanh nghiệp bán lẻ những mặt hàng không thực sự thiết yếu như cửa hàng Thế giới di động và Điện máy Xanh sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, việc đề nghị đối tác/chủ mặt bằng giảm tiền thuê mặt bằng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, dư luận lại đang “sốc” với kiểu “đàm phán một chiều” của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) khi gửi văn bản thông báo giảm tiền thuê mặt bằng, sau đó không cần quan tâm đối tác có đồng ý hay không, khó khăn thế nào, MWG tự động trừ tiền thuê mặt bằng theo kiểu rất “cửa trên”.

Trường hợp trên xảy ra đối với ông Trần Kỷ Mùi, đối tác cho MWG thuê mặt bằng để mở một cửa hàng Thế giới di động tại một vị trí đắc địa ngay ngã tư đường Trần Phú, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Theo nội dung được ông Mùi chia sẻ, văn bản được MWG gửi cho các đối tác cho thuê mặt bằng, trong đó có ông Trần Kỷ Mùi, MWG đơn phương thông báo:

"TGDĐ/ĐMX xin thông báo tới quý đối tác về những biện pháp chúng tôi sẽ triển khai trong giai đoạn này như sau:

- KHÔNG TÍNH TIỀN THUÊ (theo cách viết hoa của MWG – PV) và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước.

- KHÔNG TÍNH TIỀN THUÊ 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch.

Thời gian áp dụng từ 1/1 - 1/8/2021. Công văn đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng".

{keywords}
Công văn MWG gửi các đối tác cho thuê mặt bằng vào ngày 02/08.

Tại văn bản thông báo thanh toán chi phí thuê mặt bằng gửi cho ông Mùi, MWG ng ghi rõ số tiền giảm trừ tương đương số ngày đóng cửa, số ngày bán giãn cách. Theo đó, MWG tự đặt ra quy định giảm 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian đóng cửa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước; giảm 70% giá thuê cho những ngày bán hàng giãn cách.

Như vậy, trong cả 3 tháng của quý 3 vừa qua, thay vì phải trả 75 triệu đồng cho ông Mùi, MWG tự tính và tự trả vỏn vẹn 24.112.903 đồng. Đáng chú ý, các tháng sau đó dù chưa biết địa phương có thực hiện giãn cách xã hội hay không nhưng MWG vẫn tự trừ tiền thuê mặt bằng trong tin nhắn chuyển khoản được thanh toán trước.

{keywords}
Thông báo thanh toán thuê mặt bằng được MWG tự tính rồi gửi cho ông Mùi.
{keywords}
Dù chưa biết các tháng tiếp theo có thực hiện giãn cách xã hội hay không nhưng MWG tự ý trừ tiền 3 tháng tiếp theo.

Theo chia sẻ của ông Mùi với giới truyền thông, Điều 4 của Hợp đồng và Điều 9 Cam đoan của các bên không có điều khoản nào nêu rõ việc MWG được tự ý giảm giá thuê mặt bằng khi chưa có sự đồng ý của người cho thuê mặt bằng. Trong hợp đồng cũng không có điều khoản nào liên quan đến các sự cố, sự kiện bất khả kháng. Đồng thời khẳng định hành động  của MWG là hoàn toàn đơn phương, chưa nhận được sự đồng ý của ông.

"Trong thời gian vừa qua, bên Thế Giới Di Động có liên hệ để xin giảm giá vì giãn cách, ban đầu chỉ nói miệng và tôi không đồng ý. Sau đó có một lần họ gửi văn bản, nhưng do không đồng ý nên tôi không phản hồi lại, không ký gì cả. Nhưng họ vẫn tự động cắt giảm, tự động gửi văn bản, tự động chuyển tiền mà tôi không đồng ý bất cứ thứ gì, cũng chẳng có văn bản thoả thuận nào hết", ông Mùi cho hay.

Đáng chú ý, ông Mùi cho hay trong thời gian địa phương thực hiện giãn cách, các cửa hàng tại địa phương cũng như  Thế Giới Di Động vẫn mở cửa bình thường, chỉ hạn chế số người vào.

“Họ vẫn mở cửa, vẫn bán online và vẫn có doanh thu” ông Mùi nói.

Bên cạnh đó, hình thức thanh toán của Thế Giới Di Động cho ông Mùi là thanh toán trả trước và 3 tháng/lần. Theo ông Mùi, "lẽ ra đầu tháng 9, họ sẽ thanh toán cho tôi phí thuê của tháng 9-10-11 nhưng một tháng sau mới thanh toán. Khi chuyển tiền, họ tự động trừ đi tiền phí thuê cắt giảm của tháng 7-8 trước đó với lý do đóng cửa".

Theo cập nhật mới nhất của MWG về kết quả kinh doanh và 8 tháng đầu năm 2021, công ty đạt 78.495 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 63% kế hoạch của cả năm.Trong đó, doanh thu online dù tăng 17% so với cùng kỳ nhưng cũng chỉ đóng góp hơn 7.540 tỷ đồng cho MWG.

Lợi nhuận sau thuế 8 tháng đầu năm đạt 3.006 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, hoàn thành 63% kế hoạch năm. Riêng trong tháng 8, công ty y vẫn duy trì được hơn 6.500 tỷ đồng doanh thu và 222 tỷ đồng lợi nhuận.

Đối với TGDĐ và ĐMX, hai chuỗi đã đóng góp hơn 57.500 tỷ đồng doanh thu lũy kế 8 tháng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ 2020. Kể từ đầu năm 2021 đến nay, tháng 8 là tháng kinh doanh thấp điểm nhất khi gần 2.000 cửa hàng phải tạm đóng hoặc kinh doanh hạn chế. Các cửa hàng này chiếm 70% về số lượng nhưng đóng góp hơn 80% giá trị doanh thu của TGDĐ/ĐMX trong điều kiện bình thường.

Ngược lại, chuỗi Bách hóa Xanh ghi nhận tổng doanh thu hơn 20.600 tỷ đồng lũy kế 8 tháng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020. Với 1.928 cửa hàng vào cuối tháng 8, doanh thu tháng này của BHX đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. Doanh thu tính bình quân trên mỗi cửa hàng là hơn 1,5 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động đã giảm 3,29% trong tuần vừa qua. Với mức giá này, Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài đã đánh mất hơn 273 tỷ đồng từ việc giá cổ phiếu sụt giảm. Hiện ông Tài đang nắm giữ (trực tiếp và gián tiếp) hơn 63,5 triệu cổ phiếu MWG, chiếm tỷ lệ 8,92% vốn điều lệ công ty. Số cổ phiếu này hiện có giá trị 8.000 tỷ đồng. Vợ ông, bà Phan Thị Thu Hiền cũng đang nắm giữ hơn 1,95 triệu cổ phiếu, trị giá 246 tỷ đồng.

Hiền Anh

 

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.