“Thị trấn ma” Pripyat sẽ ra sao nếu không có thảm họa Chernobyl?
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại thành phố Pripyat, Ukraine khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết bất ngờ phát nổ, gây ra một trong những thảm họa hạt nhân kinh hoàng nhất lịch sử.
Hai ngày sau vụ nổ, bụi phóng xạ được phát hiện tận Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan, cách đó hơn 1.600 km. Nhiều công nhân tham gia khắc phục hậu quả tại Chernobyl bị phơi nhiễm chất phóng xạ. 36 tiếng đồng hồ sau vụ nổ, chính quyền Xô Viết tổ chức di tản dân cư sinh sống xung quanh nhà máy. Đến tháng 5/1986, dân cư trong vòng bán kính 30 km với khoảng 116.000 người được di tản định cư nơi khác.
Lượng phóng xạ cao gấp 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Hơn 350.000 người dân tại thành phố Pripyat phải di tản khẩn cấp vì lượng chất phóng xạ lên đến mức cực kỳ nguy hiểm.
Mới đây, các nghệ sĩ Dmitriy Didenko và Andrey Gupsa đã sử dụng Photoshop để vẽ lại một thành phố Pripyat sẽ trông như thế nào nếu thảm họa hạt nhân không xảy ra.
Quán cafe Pripyat dưới sự tưởng tượng của các họa sĩ Ukraine sau thảm họa Chernobyl (hình trái) và hình ảnh chỉ có trong ý nghĩ của các nghệ sĩ (hình phải). |
Một bệnh viện ở Pripyat, Ukraine sau thảm họa Chernobyl. |
Các tòa nhà chung cư dưới con mắt của các nghệ sĩ nếu thảm họa không xảy ra. |
Bể bơi trong nhà ở Pripyat. |
Quảng trường thành phố Pripyat nếu như thảm họa hạt nhân không xảy ra (hình dưới). |
Một tòa nhà tại trung tâm thành phố Pripyat. |
Khách sạn và nhà hàng ở Pripyat. |
Đu quay khổng lồ tại một công viên, hình ảnh tưởng tượng nếu thảm họa không xảy ra (hình trái). |
Hình ảnh một siêu thị dưới trí tưởng tượng của các nghệ sĩ. |
Trung tâm cộng đồng ở Pripyat. |
Ảnh: Sputnik
Thanh Bình (lược dịch)