Quan hệ Nga – Mỹ sẽ ra sao sau Tuyên bố chung Elbe?

Có nhiều biểu hiện cho thấy Nga – Mỹ đang đứng trước cơ hội cải thiện quan hệ song phương, tuy nhiên giới phân tích tin rằng, đây chỉ là "tượng trưng", quan hệ hai bên khó có thể thay đổi.

Mới đây, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Trump đã ra tuyên bố chung nhân kỷ niệm 75 năm cuộc gặp lịch sử giữa quân đội Liên Xô và quân đội Mỹ trên sông Elbe (Ðức) trong Thế chiến II, coi đây hình mẫu về cách hai nước có thể gạt bỏ những bất đồng, xây dựng lòng tin và hợp tác để theo đuổi mục đích lớn hơn. Đồng thời, hai vị Tổng thống cũng đã nhiều lần liên lạc điện đàm với nhau để thảo luận về tình hình dịch bệnh Covid-19, sản xuất dầu và các vấn đề khác.

Có vẻ như quan hệ Nga-Mỹ đã có bước “chuyển mình”, tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà phân tích, quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp trong lịch sử, sự khác biệt lớn hơn nhiều so với sự đồng thuận và việc "thiết lập lại" quan hệ giữa hai nước vẫn còn chặng đường rất xa.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Nguồn: people.com.cn.

Mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tuyên bố chung lần này là một trong những số ít lần hiếm hoi cả 2 bên đạt được sự đồng thuận chung và đã nhận được sự phản đối mạnh mẽ ở Mỹ. Tạp chí Phố Wall bình luận rằng, tuyên bố chung giữa Mỹ và Nga chỉ là "tượng trưng". Ông Trump và ông Putin đưa ra tuyên bố trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ đang chịu nhiều áp lực do một loạt vấn đề, từ kiểm soát vũ khí đến việc Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Trong nội bộ chính quyền Tổng thống Trump, tuyên bố này cũng gây ra nhiều tranh cãi. Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục đưa ra nhiều “oán trách” với Tổng thống Trump, trong khi đó, nhiều quan chức và nhà lập pháp Mỹ cũng bày tỏ nghi ngờ về ý định của Nga trong việc ra tuyên bố chung với Mỹ. Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

{keywords}
Quan hệ Nga – Mỹ về cơ bản là khó có thể thay đổi. Nguồn: people.com.cn.

Theo đánh giá của hãng tin Reuters, các quan chức hành chính và nghị sĩ cấp cao của Mỹ luôn chỉ trích nghiêm trọng về Nga và cho rằng quan hệ Nga-Mỹ đang ở "điểm thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh". Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ Michael McCaul nói: "Putin không phải là bạn của chúng tôi và không bao giờ được tin tưởng." Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L.Engel đã viết trên Twitter rằng: Tổng thống Trump đang bị ông Putin “đùa giỡn trong lòng bàn tay".

Những tiếng nói đối lập này đã thể hiện sự thù địch của Mỹ đối với Nga. Tiến sĩ Dmitri Vitalyevich Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow chỉ ra rằng, Mỹ là một chế độ và xã hội tồn tại sự chia rẽ sâu sắc. Giai cấp chính trị Mỹ hiện nay đang chống Nga hơn bao giờ hết. Trong chính phủ Mỹ hiện tại, chỉ có ông Trump là người duy nhất gần gũi với Nga, do đó, Nga và Mỹ vẫn đang rơi vào bế tắc chính trị.

Hãng thông tấn RT của Nga cho biết, mối quan hệ giữa Washington và Moscow đã rất không thân thiện nhiều năm qua. Trong hầu hết các tổ chức, cơ cấu Chính phủ của Mỹ, quan điểm “mọi tội lỗi đều do Nga” vẫn tồn tại. Bất kỳ nỗ lực hợp tác nào, chẳng hạn như việc Nga cung cấp hàng viện trợ cho New York đều làm cho lực lượng “chống Nga” trở nên càng thù địch hơn.

{keywords}
Ông Dmitri Vitalyevich Trenin. Nguồn: people.com.cn.

Hợp tác thực chất vẫn là vấn đề xa vời

Các chuyên gia tin rằng việc "thiết lập lại" quan hệ Mỹ-Nga vẫn chưa thể tiến hành trong “một sớm một chiều”. Angela E. Stent là một chuyên gia chính sách đối ngoại chuyên về quan hệ Mỹ và châu Âu với Nga và chính sách đối ngoại của Nga, cũng là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu, Nga và Đông Âu tin rằng, mối quan hệ Nga-Mỹ hiện tại đang ở "thời điểm tồi tệ nhất" kể từ năm 1985.

Bà nói rằng, mặc dù Tổng thống Trump quyết tâm cải thiện quan hệ với Nga sau khi nhậm chức, nhưng các bộ phận điều hành khác và Quốc hội Mỹ lại thực hiện theo hướng ngược lại khi đưa ra các chính sách cứng rắn đối với Nga, áp đặt các lệnh trừng phạt và trục xuất các nhà ngoại giao Nga. "Ngày nay, quan hệ Nga-Mỹ phần lớn là đối kháng".

{keywords}
Mỹ vẫn duy trì nhiều biện pháp trừng phạt Nga. Nguồn: people.com.cn.

Theo Tiến sĩ Dmitri Vitalyevich Trenin, không có cơ sở nào cho việc "thiết lập lại" quan hệ Nga-Mỹ. Chính sách thực sự của Mỹ đối với Nga không được định hình bởi lời kêu gọi của Trump, mà bởi các lệnh trừng phạt được Quốc hội Mỹ gần như nhất trí thông qua. Những biện pháp trừng phạt này không thể được Nhà Trắng dỡ bỏ và có thể kéo dài hàng thập kỷ. Do đó, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Nga-Mỹ là điều không có triển vọng.

Ông Trenin tin rằng, trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, quan hệ Nga-Mỹ "dường như không có tiến triển nào" và sẽ giữ nguyên hiện trạng. Mỹ thậm chí còn đặt câu hỏi về việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START). Chỉ sau khi có kết quả bầu cử Mỹ, quan hệ Nga-Mỹ mới có một "thực tế mới".

Trên thực tế, do sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, cuộc đối thoại giữa Mỹ và Nga đã tăng lên, nhưng “sức nóng” không tăng và trong tương lai cũng càng khó để tiếp tục. Triệu Long, trợ lý giám đốc của Sở quản trị toàn cầu thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải tin rằng, trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự “bình thường hóa đối đầu” Mỹ-Nga, hai bên đã bước vào "giai đoạn chân không" của các chủ đề đối thoại.

Nga đã chủ động thực hiện "ngoại giao Covid" với Mỹ, bao gồm cung cấp vật tư y tế, chia sẻ thông tin kiểm soát và khống chế dịch bệnh... đồng thời cũng đưa ra nhiều tín hiệu để cải thiện quan hệ với Mỹ. Thậm chí Nga cũng chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc đồng ý với hiệp định cắt giảm sản lượng dầu mỏ của Ả Rập Xê-út, nhằm tạo nền tảng đối thoại không chính thức mới cho Mỹ và Nga.

Do sự không tin tưởng mang tính “thâm căn cố đế” trong quan hệ Nga – Mỹ, “ngoại giao Covid” và “ngoại giao dầu mỏ” có thể cải thiện một vài phương diện nào đó giữa hai bên trong ngắn hạn, nhưng các vấn đề này vẫn khó có thể duy trì sau khi dịch bệnh giảm bớt, các mâu thuẫn địa chiến lược và “hợp tác giả” sẽ không thay đổi, ông Triệu Long nói.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !