Philippines mua trực thăng AH-64E Apache để nâng tầm không quân hay “chiều lòng” Mỹ?

Chính phủ Philippines đã quyết định “chơi sang” khi mua loạt trực thăng AH-64E Apache và trang thiết bị đi kèm với giá trị bằng 3 máy bay F-35A, nguyên nhân do đâu?

Theo báo cáo của hãng thông tấn The Philippines Star, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã phê chuẩn kế hoạch bán một trong hai dòng trực thăng tấn công Boeing AH-64E Apache hoặc Bell AH-1Z Viper cho Philippines. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) cho biết, mỗi hợp đồng sẽ bao gồm 6 máy bay, động cơ, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, đạn rocket, huấn luyện, phụ tùng, thiết bị điện tử hàng không liên quan… trị giá lần lượt là 1,5 tỉ USD và 450 triệu USD.

{keywords}
Trực thăng tấn công Boeing AH-64E Apache. Nguồn: eastday.com.

DSCA khẳng định, việc bán hàng được đề xuất sẽ hỗ trợ chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ qua việc hỗ trợ Philippines - một đồng minh của Washington - phát triển và duy trì khả năng tự vệ, chống khủng bố và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.

Kế hoạch trên sẽ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Trong vòng 1 tháng tới, nếu các nhà lập pháp Mỹ không có ý kiến phản đối, hai hợp đồng sẽ tự động được phê duyệt và đi đến giai đoạn đàm phán để Manila chốt phương án cuối cùng. Thương vụ sẽ được thực hiện theo khuôn khổ chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ.

{keywords}
Trực thăng AH-1Z Viper của Thủy quân lục chiến Mỹ. Nguồn: eastday.com.

The Philippines Star ngày 4/5 tiết lộ, Chính phủ Philippines đã chính thức đề xuất với Mỹ về việc mua 6 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache. Ngoài trực thăng AH-64E, hợp đồng mua sắm này còn bao gồm hàng trăm nghìn thiết bị và đạn dược.

Các thiết bị đi kèm chủ yếu là: Động cơ chính và động cơ dự phòng, phần mềm định vị quán tính chính xác/GPS, tên lửa Hellfire AGM-114, bệ phóng rocket dẫn đường bằng laser, radar điều khiển hỏa lực AN/APG78, hệ thống gây nhiễu tần số AN/APR-48B, hệ thống cảnh báo tên lửa thông dụng AAR-57, tên lửa FIM-92H Stinger, thiết bị thăm dò laser AN/AVR-2B và thăm dò tín hiệu radar AN/APR-39C (V), 5.000 rocket 70 mm không dẫn đường và 80.000 viên đạn pháo 30 mm.

{keywords}
Rocket 70 mm không dẫn đường. Nguồn: eastday.com.

Sự lựa chọn của Philippines trái ngược với các đồn đoán trước về việc nhiều khả năng nước này sẽ mua trực thăng AH-1Z Viper bởi dòng máy bay này có giá thành rẻ hơn và chi phí vận hành thấp hơn so với AH-64E Apache. Đây cũng là một sự lựa chọn khó hiểu của Manila, một số chuyên gia cho rằng, hợp đồng quân sự này có thể là do Chính phủ Mỹ “buộc đồng minh truyền máu cho Boeing”, trị giá của hợp đồng này lên đến 250 triệu USD, gần như có thể mua ba chiếc F-35A.

Philippines không phải là một quốc gia giàu có, cũng không cần phải đối mặt với các cuộc chiến với nhiều thiết giáp bọc thép quy mô lớn. Mua AH-64E là điều hoàn toàn không cần thiết. Nếu Philippines có ý định tăng cường sức mạnh trên biển, thì loạt trực thăng AH-1 được Thủy quân lục chiến Mỹ trang bị trong nhiều năm qua là lựa chọn tốt nhất.

{keywords}
AH-64E Apache được cho là “quá tải” với ngân sách cạn kiệt của Philippines. Nguồn: eastday.com.

Trực thăng AH-1Z Viper được coi là mẫu trực thăng mạnh nhất của Thủy quân lục chiến Mỹ với hệ thống vũ khí gồm pháo 20mm cùng tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa diệt hạm AGM-114F Interim Hellfire, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Các giá treo trên máy bay có thể gắn rocket và các loại bom thông thường.

Trong khi đó, trực thăng AH-64E Apache là phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của dòng trực thăng AH-64 Apache. Máy bay được trang bị một pháo 30mm điều khiển tích hợp qua mũ phi công và rocket Hydra 70. Tùy vào nhiệm vụ, nó có thể trang bị thêm tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không FIM-92H Stinger hay tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Tuy nhiên cũng có đánh giá cho rằng, đây là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa phi đội trực thăng tấn công của quân đội Philippines. Hiện tại, Không quân Philippines có 8 trực thăng AgustaWestland A109E Power, 12 máy bay McDonnell Douglas MD 500MG Defender và 2 trực thăng Bell AH-1 Cobra.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !