Hai năm sau những báo cáo đầu tiên về một loại virus mới xuất hiện ở Trung Quốc, đến nay thế giới vẫn tiếp tục chiến đấu với đại dịch Covid-19.
Sự phát triển nhanh chóng của vắc xin Covid-19 đã giúp nhiều quốc gia giảm bớt các hạn chế, nhưng các cuộc phản đối vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới để chống tiêm chủng bắt buộc và cho phép mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
Hiện nay virus tiếp tục đột biến, tạo ra những đợt bệnh mới. Thế giới đang bước vào năm mới 2022 trước những hậu quả do sự lây lan của biến chủng Omicron. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định, sự xuất hiện của Omicron là điềm báo về sự kết thúc của đại dịch, nhưng một số người khác cho rằng chúng chỉ sự tiếp tục của cuộc chiến chống lại dịch bệnh.
Sau đây cùng nhìn lại thế giới năm 2021 đầy biến động với đại dịch Covid-19:
Ngày 3/1, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu thế giới về số người mắc và tử vong do Covid-19. Trong ảnh: Một gia đình có người mắc Covid-19 đang tổ chức lễ Giáng sinh trong điều kiện cách ly tại nhà.
Ngày 24/1, tại Ấn Độ, tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng diễn ra tại các bệnh viện. Các bác sĩ buộc phải yêu cầu người nhà bệnh nhân đưa về nhà nếu có thể để những bệnh nhân nặng được thở oxy.
Ngày 1/2, trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 của Anh tại Mỹ được tìm thấy ở Colorado.
Ngày 25/2, các nhà chức trách Israel đã áp dụng lệnh giới nghiêm hoạt động từ 20h30 đến 5h00 sáng. Chúng được thiết lập để ngăn chặn các lễ kỷ niệm lớn có nguy cơ dẫn đến sự gia tăng lây lan Covid-19.
Ngày 26/2, dự án nghệ thuật của nghệ sĩ Florian Mehnert về cách ly xã hội với sự tham gia của vũ công Ballet Stuttgart.
Ngày 8/3, một đợt Covid-19 kéo dài đã càn quét qua Ấn Độ, dẫn đến số người tử vong tăng mạnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải.
Ngày 14/3, hình ảnh người dân New York thiệt mạng vì đại dịch Covid-19 được chiếu lên cầu Brooklyn vào ngày kỷ niệm cái chết do virus corona đầu tiên của thành phố.
Ngày 13/4, các phòng tập thể dục, thẩm mỹ viện, tiệm làm tóc, hồ bơi, thư viện, vườn thú, công viên giải trí và nhà hàng được mở ở Anh.
Ngày 21/4, Chile bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát Covid-19. Các khu chăm sóc đặc biệt quá tải và đất nước đã đóng cửa biên giới lần thứ hai.
Ngày 21/6, một nhân viên y tế Ấn Độ vận chuyển thùng đầy vắc xin cho những người chăn cừu Kashmiri ở vùng núi Srinagar.
Ngày 5/7, tình hình Covid-19 trở nên tồi tệ hơn ở Moscow. Trung tâm tiêm chủng lớn nhất ở Nga đã khai trương tại trung tâm thương mại Gostiny Dvor ở Moscow.
Ngày 5/8, các trường học ở Brazil đã nối lại các lớp học sau một năm rưỡi dạy từ xa.
Ngày 12/8, tại Indonesia các đội phục vụ tang lễ làm việc suốt ngày đêm ở nhiều nơi trên đất nước.
Ngày 23/8, Trung Quốc đang chuẩn bị mở trường cho học kỳ mới. Trong ảnh: Các tình nguyện viên phun thuốc khử trùng tại trường học ở Bạc Châu.
Ngày 23/9, kế hoạch mở cửa cho khách du lịch nước ngoài của Thái Lan đã bị trì hoãn do 5 tỉnh triển khai kế hoạch tiêm chủng Covid-19 chậm chạp.
Ngày 13/10, tại khu vui chơi ở Osaka đã trở thành một trung tâm tiêm chủng tạm thời.
Ngày 21/10, Melbourne thành phố đông dân thứ hai của Australia, việc kiểm dịch nghiêm ngặt đã được dỡ bỏ. Lệnh phong tỏa ở Melbourne được áp dụng từ tháng 3/2020.
Ngày 27/10, Peru có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất so với dân số. Tỷ lệ tử vong của nước này là 5.987 trường hợp trên 1 triệu dân. Trong ảnh: Nhân viên y tế đi tiêm vắc xin cho cư dân vùng Puno tại hồ Titicaca.
Ngày 11/12, các nhà chức trách Brazil đã phê duyệt việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi với vắc xin Pfizer, vì nước này có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao vì mắc Covid-19.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.