Mỹ ‘quên’ người phiên dịch đã cứu ông Biden ở Afghanistan 13 năm trước
Người Mỹ đã bỏ lại người phiên dịch địa phương Mohammed ở Afghanistan, người đã giúp đỡ Tổng thống Mỹ hiện tại Joe Biden vào năm 2008.
“Xin chào ngài Tổng thống! Hãy cứu tôi và gia đình. Đừng bỏ tôi ở đây”, người Afghanistan gửi tới chủ nhân của Nhà Trắng.
Ngay sau đó, Wall Street Journal đã tìm hiểu về thông điệp này. Theo tờ báo này, sự việc diễn ra ở Trung Đông 13 năm trước. Khi đó 2 máy bay trực thăng của Lực lượng vũ trang Mỹ hạ cánh khẩn cấp xuống một trong những khu vực của Afghanistan do bão tuyết. Trên máy bay có các Thượng nghị sĩ John Kerry, Chuck Hagel và Joe Biden. Phi đội bay đã gửi tín hiệu cầu cứu và Mohammed đã có mặt để giúp đỡ.
Quân đội Mỹ đã hoàn thành rút quân khỏi Afghanistan và kết thúc chiến dịch sơ tán. (Ảnh: AP) |
Theo Wall Street Journal, Mohammed và 4 người con của ông hiện đang lẩn trốn các thành viên của Taliban, vì anh ta không kịp lên chuyến bay cuối cùng để rời khỏi Afghanistan trong bối cảnh các đại diện của Taliban đã nắm chính quyền ở nước này.
Mới đây, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Cảm ơn các bạn đã chiến đấu bên phía chúng tôi trong 20 năm qua. Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ một số người thân yêu của chúng tôi trong trận bão tuyết”.
Hôm 31/8, Mỹ đã chính thức hoàn thành việc sơ tán người Mỹ, công dân nước thứ 3 và cư dân địa phương đã cộng tác với quân đội nước này sau 20 năm tham chiến.
Tối ngày 30/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu: “Giờ đây, 20 năm hiện diện quân sự của chúng ta ở Afghanistan đã kết thúc”. Ông Biden cũng cảm ơn những binh sĩ còn nán lại Afghanistan những ngày qua.
Ông Biden nói: “Trong 17 ngày qua, quân đội Mỹ thực hiện cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử, sơ tán hơn 120.000 người Mỹ, công dân các nước đồng minh và người Afghanistan”.
Theo Associated Press, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, có ít nhất 200 công dân Mỹ vẫn ở lại nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, sau khi sân bay Kabul hoạt động trở lại, người Mỹ sẽ tiếp tục sơ tán những công dân Mỹ còn lại, cũng như những người Afghanistan muốn rời khỏi đất nước. Theo ông Blinken, các nước láng giềng của Afghanistan sẽ giúp đỡ Mỹ trong vấn đề này.
Bên cạnh đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay: “Chúng tôi không ảo tưởng rằng tất cả những điều này sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng”.
Ông Blinken lưu ý, số lượng người Mỹ không có thời gian rời khỏi đất nước dao động từ 100 đến 200 người. Theo ông, việc sơ tán những người này sẽ được thực hiện bằng cách quá cảnh qua các nước láng giềng và thông qua các chuyến bay thuê sau khi sân bay ở Kabul hoạt động trở lại.
Ngoại trưởng Blinken cho biết thêm, đại sứ quán Mỹ tại Kabul sẽ không hoạt động trở lại trong thời gian tới, mọi liên lạc giữa Mỹ và chính quyền Taliban sẽ được thực hiện thông qua đại sứ quán Mỹ tại thủ đô của Qatar, Doha.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực không mệt mỏi để giúp người Mỹ, công dân nước ngoài và người Afghanistan rời khỏi đất nước nếu họ muốn. Nghĩa vụ của chúng tôi đối với những người này là vô thời hạn”, ông Blinken nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ CENTCOM, Tướng Kenneth McKenzie, trong những giờ cuối cùng của cuộc sơ tán, Lực lượng vũ trang Mỹ đã sơ tán được khoảng 1.500 người Afghanistan. Vị tướng lưu ý rằng, quân đội đã sẵn sàng tiếp nhận công dân Mỹ cho đến giây phút cuối cùng, nhưng họ đã không thể có mặt tại sân bay.
Một số hình ảnh ở Afghanistan:
Gần 100 quốc gia trên thế giới thông báo ‘sốc’ về thỏa thuận với Taliban
Tổng cộng có 98 quốc gia trên thế giới thông báo rằng đã thực hiện các giao dịch với Taliban.
Thanh Bình (lược dịch)