Mỹ tiết lộ con số thương vong cuối cùng ở Afghanistan sau 20 năm

Kênh truyền hình C-SPAN dẫn lời Tướng Kenneth McKenzie, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, trong gần 20 năm hiện diện ở Afghanistan, Mỹ đã mất hơn 2.000 người.

Tướng McKenzie nhấn mạnh, đây không phải là một “nhiệm vụ dễ dàng”. Theo ông McKenzie, có 2.461 quân nhân và dân thường Mỹ đã chết ở Afghanistan trong thời gian này. Ngoài ra, ông McKenzie nói thêm, hơn 20.000 công dân Mỹ đã bị thương.

Vài ngày trước khi kết thúc nhiệm vụ, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã dàn dựng hàng loạt vụ tấn công khủng bố ở Kabul. Đặc biệt, 2 vụ nổ ở cổng sân bay khiến 200 người thiệt mạng và khoảng 1 nghìn người bị thương. Trong số những người thiệt mạng có dân thường, người Afghanistan, Taliban và 13 lính Mỹ. Quân đội Mỹ đã không phải chịu tổn thất như vậy ở Afghanistan kể từ năm 2011.

{keywords}
 2.461 quân nhân và dân thường Mỹ đã chết trong gần 20 năm nước này hiện diện ở Afghanistan. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, người phát ngôn của Taliban, ông Zabihullah Mujahid tuyên bố Afghanistan đã hoàn toàn độc lập với sự ra đi của người lính Mỹ cuối cùng. “Đất nước của chúng tôi cuối cùng đã được tự do”, ông Mujahid nói.

Đồng thời, người phát ngôn Văn phòng chính trị ở Qatar của Taliban, Mohammad Naeem đã chúc mừng người dân Afghanistan chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại nước này.

Bên cạnh đó với tin tức về việc Mỹ rút quân, Taliban bắt đầu kỷ niệm sự kiện này. Phóng viên chiến trường của tờ “Komsomolskaya Pravda” Alexander Kots cho biết, các thành viên của phong trào Taliban đồng loạt nổ súng lên không trung. Theo các nhân chứng, tiếng súng đã được nghe thấy ở nhiều đường phố khác nhau của Kabul.

Ngoài ra, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã thông báo rằng quân đội nước này không còn kiểm soát không phận sân bay ở thủ đô Afghanistan. Theo nguồn tin của Al Jazeera, cảng hàng không ở Kabul đã nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Taliban.

{keywords}
Hình ảnh quân đội Mỹ cuối cùng rời khỏi Afghanistan. (Ảnh: XVIII Airborne Corps)

Trước đó, ngày 30/8, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết của Anh, Pháp và Mỹ, trong đó kêu gọi Taliban đảm bảo quyền xuất cảnh tự do, an toàn cho người Afghanistan và người nước ngoài từ nước này. 13 quốc gia đã bỏ phiếu cho nghị quyết, Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Sau đó, Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, Vasily Nebenzya đã giải thích lập trường của Moscow. Theo ôngNebenzy, các tác giả của nghị quyết đã bỏ qua những mối quan tâm cơ bản của Nga.

Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng, mặc dù nghị quyết được thông qua dựa trên bối cảnh của một vụ tấn công khủng bố khủng khiếp, tuy nhiên những người soạn thảo nghị quyết đã từ chối đề cập đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo trong tài liệu.

Tình hình ở Afghanistan leo thang từ tháng 5/2021 sau khi Mỹ bắt đầu rút quân tại nước này. Ngày 15/8, các chiến binh Taliban tiến vào Kabul, sau đó tuyên bố “chiến tranh kết thúc”. Cùng ngày, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani từ chức và rời khỏi đất nước.

Vì sao nhân vật quyền lực số 1 của Taliban vẫn chưa lộ diện?

Vì sao nhân vật quyền lực số 1 của Taliban vẫn chưa lộ diện?

Nhân vật quyền lực số 1 của Taliban vẫn chưa lộ diện, dù nhóm phiến quân đã giành được thủ đô Kabul của Afghanistan hơn nửa tháng. 

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !