Mỹ lãng phí hàng trăm triệu USD cho những dự án phi thực tế ở Afghanistan

Trong suốt 20 năm tái thiết Afghanistan, Mỹ được cho đã lãng phí hàng trăm triệu USD cho những công trình phi thực tế. 

Đội máy bay nửa tỉ USD của Mỹ chỉ bay được khoảng 1 năm, khách sạn 85 triệu USD chưa từng mở cửa là 2 trong số 10 dự án được đánh giá là “lãng phí, không đúng mục đích và sai thực tế” ở Afghanistan.

Trong nỗ lực tái thiết Afghanistan, Mỹ đã chi tổng cộng 145 tỉ USD trong vòng 20 năm cho quốc gia Nam Á. Tuy nhiên, số tiền này bị nghi ngờ sử dụng thiếu minh bạch đã khiến Quốc hội Mỹ quyết định thành lập Tổng thanh tra đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) vào năm 2018 để giám sát quá trình giải ngân. 

Theo CNN, SIGAR đã phát hiện hàng trăm triệu USD của Mỹ đã bị chi sai mục đích và bị lạm dụng ở Afghanistan. 

{keywords}
Mỹ tốn 335 triệu USD để xây nhà máy điện Tarakhil cho Afghanistan, nhưng cơ sở này chỉ hoạt động được 2,2% công suất. (Ảnh: USAID)

Nhà máy điện Tarakhil

Sử dụng như nhá máy điện dự phòng cho thủ đô Kabul trong trường hợp nguồn cung điện từ Uzbekistan bị ảnh hưởng, nhà máy điện Tarakhil đi vào vận hành từ năm 2007.

Là một nhà máy hiện đại và rộng lớn, nhà máy điện Tarakhil sử dụng nhiên liệu diesel. Tuy nhiên, Afghanistan lại khan hiếm diesel và phải dùng xe tải để chở nhiên liệu tới nhà máy. Điều này khiến chi phí vận hành nhà máy trở nên đắt đỏ. 

Chi phí xây dựng nhà máy là 335 triệu USD và chi phí nhiên liệu hàng năm là khoảng 245 triệu USD. Theo đánh giá gần nhất của SIGAR, nhà máy này chỉ hoạt động được 2,2% công suất, do chính phủ Afghanistan không đáp ứng đủ nguồn cung nhiên liệu để vận hành.

Nửa tỉ USD cho phi đội máy bay hoạt động 1 năm

Lực lượng không quân Afghanistan cần được trang bị các máy bay vận tải. Do đó, vào năm 2008, Lầu Năm Góc đã chi 549 triệu USD để mua 20 chiếc G222, loại máy bay do Italy thiết kế, để cất và hạ cánh trên đường băng gồ ghề. Trong năm đầu tiên, người đứng đầu SIGAR là ông John Sopko cho hay các máy bay này vô cùng bận rộn làm nhiệm vụ.

Nhưng sau 6 năm, 16 chiếc G222 được chuyển tới Afghanistan đã được bán làm phế liệu với giá 40.257 USD.

36 triệu USD cho trụ sở thủy quân lục chiến ở sa mạc

Vào năm 2010, Thủy quân lục chiến Mỹ đã điều động thêm binh sĩ tới Helmand, khu vực "chết chóc" nhất ở Afghanistan. Do đó, Lầu Năm Góc quyết định chi 36 triệu USD để xây dựng Trại Leatherneck làm trung tâm chỉ huy và kiểm soát có diện tích gần 5.946 m2. 

Nhưng thực tế, Trại Leatherneck chưa từng được sử dụng và sau đó Mỹ chuyển giao cho chính phủ Afghanistan. Song người Afghanistan cũng chưa bao giờ dùng tới cơ sở này.

28 triệu USD cho mẫu quân phục không phù hợp

Vào năm 2007, Lầu Năm Góc thay mẫu quân phục mới cho quân đội Afghanistan.  Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan lúc đó là ông Wardak tuyên bố muốn quân đội nước này có mẫu quân phục ngụy trang hiếm có từ công ty HyperStealth của Canada.

Tổng cộng 1,3 triệu bộ quân phục đã được đặt may với giá mỗi bộ là từ 43 - 80 USD, cao hơn nhiều so với mức dự tính ban đầu là 25 - 30 USD/bộ. Nhưng những bộ quân phục này lại chưa từng được thử nghiệm hoặc đánh giá thực tế,  bởi Afghanistan chỉ có 2,1% diện tích là rừng. Theo ông Sopko, Mỹ đã mất 28 triệu USD cho mẫu trang phục này.

{keywords}
Cuộc chiến chống sản xuất thuốc phiện của Mỹ ở Afghanistan tốn tiền mà không hiệu quả. (Ảnh: AP)

1,5 triệu USD/ngày để chống sản xuất thuốc phiện

Mỹ đã chi 1,5 triệu USD/ngày cho các chương trình chống ma túy từ năm 2002 - 2018 tại Afghanistan. Nhưng báo cáo gần đây nhất của SIGAR lại ghi nhận, sản lượng thuốc phiện ở Afghanistan đã tăng 37% vào năm 2020 so với năm 2019. Đây là mức sản lượng cao thứ 3 ở Afghanistan kể từ năm 1994. Còn vào năm 2017, sản lượng thuốc phiện ở Afghanistan cao gấp 4 lần so với năm 2002.

249 triệu USD cho con đường chưa từng hoàn thành

Để mở rộng các đường vành đai ở Afghanistan, Mỹ đã chi 249 triệu USD cho các nhà thầu để tiến hành xây con đường dài 233 km ở phía bắc Afghanistan nối 2 thị trấn Qeysar và Laman. Nhưng tới nay, mới chỉ 15% cung đường này được hoàn thành.

Từ tháng 3/2014 - 9/2017, cung đường dài 233 km không có thêm bất cứ hoạt động xây dựng nào và khiến nhiều chỗ đã bị xuống cấp.

Khách sạn 85 triệu USD chưa từng mở cửa

Để mở rộng các tổ hợp căn hộ và khách sạn ngay sát đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kabul, chính phủ Mỹ đã tung ra khoản vay 85 triệu USD.

Vào năm 2016, SIGAR kết luận “khoản vay 85 triệu USD bị vỡ nợ. Các tòa nhà chưa từng được hoàn thành và chưa bao giờ có người ở. Thậm chí, đại sứ quán Mỹ còn phải lo vấn đề an ninh ở công trường xây dựng và gây thất thoát thêm cho khoản thuế của Mỹ”.

Khoản quỹ phí phạm

Lầu Năm Góc đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm về Hoạt động Kinh doanh và Ổn định (TFBSO) phục vụ từ Iraq đến Afghanistan vào năm 2009. Chi phí cho lực lượng này là 823 triệu USD.

TFBSO thực tế đã chi trực tiếp hơn 1/2 số tiền. Còn 359 triệu USD trong tổng số 675 triệu USD được chi gián tiếp và hỗ trợ tổ chức, chứ không phải chi trực tiếp cho các dự án ở Afghanistan, theo SIGAR.

Cơ sở y tế giữa biển

Vào năm 2015, báo cáo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cho biết hơn 1/3 trong tổng số 510 dự án cơ sở y tế trên biển của họ không tồn tại trên thực tế.

Cụ thể, 13 cơ sở không nằm trên lãnh thổ Afghanistan với 1 cơ sở nằm ở Địa Trung Hải. Còn 30 cơ sở khác nằm ở một tỉnh khác so với báo cáo ban đầu của USAID.

Ít nhất 19 tỉ USD "bị lãng phí”

Hồi tháng 10/2020, Quốc hội Mỹ thông báo đã chi 134 tỉ USD cho công cuộc tái thiết ở Afghanistan kể từ năm 2002. Nhưng SIGAR cho biết, sau khi xem xét 63 tỉ USD đã chi tương đương 1/2  trong tổng số tiền 134 tỉ USD,  có tới 19 tỉ USD đã "mất vì lãng phí, gian lận và lạm dụng".

Động thái lạ ở nơi từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan

Động thái lạ ở nơi từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan

Sau 50 ngày bị bỏ rơi, căn cứ không quân lớn nhất từng được quân đội Mỹ sử dụng ở Afghanistan có dấu hiệu hoạt động trở lại. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !