Điều gì ngăn cản Nga trở thành 'siêu cường' trong tương lai gần?
Theo Sohu, sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga hiện tại với tư cách là “người kế thừa hợp pháp” tiềm năng vững chắc của siêu cường quốc trước đây, nhưng Liên Xô không chỉ để lại vật chất mà còn cả những mối nguy hiểm khác.
Ấn phẩm của Trung Quốc cho rằng, Liên Xô là một quốc gia cực kỳ hùng mạnh. Có thể nói Liên Xô đã có “kết quả hòa” trong cuộc đối đầu với Mỹ vì vậy Liên Xô là một siêu cường quốc được công nhận. Vào thời điểm đó, Moscow thường bỏ xa Washington về khoa học và tổ hợp công nghiệp - quân sự, nhưng lại ít coi trọng lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Theo Sohu, nền kinh tế lúc đó bị ảnh hưởng bởi điều này, tình hình dần dần xấu đi. Kết quả là sự yêu kém của nền kinh tế kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RIA) |
Trong khi đó, Sohu nhận định, khi nhìn vào sự phát triển của Nga ngày nay, có thể nói trình độ khoa học và công nghệ của nước này thuộc vào hàng đầu thế giới, do Liên Xô để lại đã có rất nhiều thành tựu phát triển. “Nga không cần phải căng thẳng quá nhiều về tiến bộ khoa học công nghệ, họ chỉ cần tiếp tục khai thác và phát triển nguồn dự trữ của Liên Xô là đủ”, Sohu viết.
“Tuy nhiên, trên thực tế, Nga rất mạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng nước này sẽ có thể lấy lại vị thế siêu cường quốc của mình trong tương lai hay không. Tất cả những gì chúng ta có thể thấy ở Nga là cơ hội. Nhưng dựa trên tình hình, vẫn còn khó để khẳng định một điều như vậy, vì có những yếu tố quan trọng ngăn cản điều này”, Sohu giải thích.
“Vậy điều gì ngăn cản Nga trở thành siêu cường quốc trong tương lai gần?”, ấn phẩm của Trung Quốc đặt câu hỏi.
Theo Sohu, một trong những lý do tiêu cực chính là vị trí địa lý. Phần lớn diện tích của Nga có dân cư thưa thớt, đặc biệt là ở phía Bắc. Về mặt này, Nga hoàn toàn khác với Trung Quốc, nơi người dân sống ở khắp mọi nơi. Như vậy, Nga không sử dụng hết các vùng lãnh thổ hiện có, hay nói đúng hơn là không thể thực hiện điều này vì những lý do khách quan. Sự phát triển của các khu vực đóng băng vĩnh cửu là vô cùng khó khăn.
“Liên Xô đã trao cho những vùng lãnh thổ khổng lồ và vũ khí để phòng thủ. Tuy nhiên, nước Nga hiện tại chưa đủ sức mạnh để phát triển các vùng lãnh thổ hiện có. Đó là lý do khiến Nga khó trở thành siêu cường quốc”, Sohu cho biết.
Ngoài ra, Sohu cho rằng, các vấn đề của nền kinh tế Nga, kế thừa từ Liên Xô tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ trong mọi lĩnh vực. Xuất khẩu vũ khí không thể lấp đầy lỗ hổng kinh tế này. Ngay cả khi muốn phát triển các ngành công nghiệp khác, Nga cũng khó thoát khỏi thói quen cũ.
“Khoảng cách giữa Nga và việc trở thành siêu cường quốc vẫn còn rất lớn, không chỉ vì những vấn đề nội bộ của đất nước mà còn nằm từ Mỹ, quốc gia đang hết sức kìm hãm sự phát triển. Do đó, trước hết, Nga cần phải giải quyết các vấn đề nội bộ khác nhau để có thể trở thành một siêu cường quốc”, Sohu kết luận.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng, năm 2020 là một năm rất đặc biệt đối với Trung Quốc, Nga cũng như toàn thế giới khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã đặt ra thách thức chưa từng có đối với nhân loại, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu.
Hai nước đã tích cực hợp tác chống dịch bệnh, thúc đẩy kết nối sáng kiến “Vành đai và con đường” với Liên minh kinh tế Á-Âu, cùng kỷ niệm chiến thắng chống phát xít và kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc. Ngoài ra, hai nước phát huy vai trò quan trọng trong các khuôn khổ đa phương như G20, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).
Thụy Điển sẽ không gia nhập NATO cho đến khi Nga ‘động binh’?
Chuyên gia Justyna Gotkowska thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông cho rằng Thụy Điển sẵn sàng sát cánh cùng NATO với tư cách là một đồng minh chỉ khi có mối đe dọa từ Nga.
Thanh Bình (lược dịch)