Chi tiết quy trình chuyển giao quyền lực giữa ông Trump và Biden

Ông Trump đồng thuận để quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra, nhưng nếu ông không chịu nhường ghế Tổng thống sau lễ nhậm chức của ông Biden, chuyện gì sẽ xảy ra?

Quá trình chuyển giao quyền lực sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã bị trì hoãn do ứng cử viên đảng Cộng hòa kiêm đương kim Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả bầu cử. Ngoài ra nhóm tranh cử của ông Trump cũng liên tiếp có hành động pháp lý nhằm đảo ngược kết quả. Nói cách khác, cuộc bầu cử năm nay ghi nhận sự chuyển giao quyền lực khó khăn nhất từ trước đến nay.

{keywords}
Ông Trump không rời ghế Tổng thống sau lễ nhậm chức của ông Biden sẽ bị đối xử như một người xâm phạm Nhà Trắng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, sau hơn 2 tuần truyền thông Mỹ tuyên bố ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, hôm 23/11, chia sẻ trên Twitter, ông Trump đã đề nghị người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) là bà Emily Murphy “làm những gì cần phải làm” để bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực cho nhóm của ông Biden. Chia sẻ của ông Trump được xem là minh chứng rõ ràng nhất về việc ông thừa nhận bị thua trước ông Biden.

"Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực, sẽ chiến đấu và tôi tin rằng chúng ta sẽ thắng! Tuy nhiên, vì lợi ích cao nhất của đất nước, tôi đã đề nghị bà Emily và đội ngũ của bà ấy làm những gì cần làm trong phạm vi quy chuẩn ban đầu và tôi cũng đã yêu cầu đội ngũ của mình làm như vậy", CNN dẫn lời ông Trump nhấn mạnh vẫn tiếp tục cuộc chiến pháp lý để thay đổi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.

Theo Sputnik, ông Biden sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021. Hiến pháp Mỹ quy định "nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào trưa  ngày 20/1 và từ thời điểm này, nhiệm kỳ của người kế nhiệm sẽ bắt đầu". 

Kể từ thời điểm chính thức nhậm chức, ông Biden sẽ có quyền chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ buộc ông Trump bàn giao ghế Tổng thống. Nếu ông Trump không chịu bàn giao, ông Biden có thể đối xử với ông Trump giống như người có hành vi xâm phạm Nhà Trắng. 

Chuyển giao quyền lực là gì?

Thuật ngữ “chuyển giao” là khoảng thời gian từ lúc ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ giành được ưu thế số phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống đắc cử cho tới lúc diễn ra lễ nhậm chức. Quá trình chuyển giao quyền lực này được nhóm chuyển giao phi lợi nhuận của Tổng thống đắc cử đảm trách. Nhóm này có đội ngũ nhân viên và ngân sách riêng.

Quá trình chuyển giao khi nào được thực hiện?

Quá trình chuyển giao quyền lực được quy định trong Đạo luật Chuyển giao Quyền lực Tổng thống năm 1963. Hoạt động này được kích hoạt ngay sau khi người giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng được GSA công nhận. Và trong năm nay, hoạt động chuyển giao quyền lực cho chính quyền ông Biden được thực hiện ngay sau khi ông Trump "bật đèn xanh" cho GSA vào ngày 23/11. 

{keywords}
Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris (áo trắng). (Ảnh: NBC News)

Hoạt động chuyển giao thực tế bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nếu như không xảy ra tranh chấp pháp lý. Giai đoạn này thường kéo dài từ 72 - 78 ngày và kết thúc tại buổi lễ nhậm chức của tân Tổng thống. 

GSA hỗ trợ phần lớn công việc hậu cần của một chính quyền sắp nhậm chức, bao gồm xác định địa điểm văn phòng chuyển tiếp và chọn một công ty chuyển nhà để đưa Tổng thống đắc cử vào Nhà Trắng cũng như thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao.

Tổng thống đắc cử làm gì trong quá trình chuyển giao?

Trong quá trình chuyển giao quyền lực, Tổng thống đắc cử cho công bố danh sách các ứng viên vào Nội các. Từ đây, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden sẽ cân nhắc các ứng viên tiềm năng để bổ nhiệm cũng như tiến hành hỗ trợ công tác chuẩn bị an ninh cho các ứng viên.

Có khoảng 4.000 vị trí cần được bổ nhiệm người thay thế bao gồm 1.200 vị trí cấp cao cần sự phê chuẩn của Thượng viện. Thông thường mất từ 6 - 9 tháng để thay thế tất cả các vị trí cần đến sự chấp thuận của Thượng viện và mất hơn 1 năm để hoàn thiện các vị trí không cần phê chuẩn.

Lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống diễn ra trước tòa nhà Quốc hội vào ngày 20/1. Từ thời điểm này, ông Biden chính thức dọn vào Nhà Trắng để sống và làm việc. Bên cạnh đó, ông Biden còn phải lập kế hoạch chiến lược cho 100 ngày đầu trên cương vị Tổng thống Mỹ. 

Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden còn có hàng trăm công việc để hoàn thiện như thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ, phân bố không gian văn phòng, đặt mua và lắp đặt trang thiết bị. 

Ngoài ra, Tổng thống đắc cử thường có cuộc gặp với Tổng thống đương nhiệm tại Nhà Trắng. Hai đệ nhất phu nhân cũng sẽ có cuộc gặp riêng. Tổng thống đắc cử và phu nhân cũng sẽ được tham quan Nhà Trắng trước để hỏi về các sở thích cá nhân liên quan tới trang trí và cuộc sống sau lễ nhậm chức.

{keywords}
Mật vụ bảo vệ Tổng thống Trump. (Ảnh: Washington Post)

Về phần ông Trump, Cơ quan Mật vụ Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường lực lượng tới Palm Beach, Florida, nơi ông Trump có thể sẽ ở sau khi hết nhiệm kỳTổng thống. 

Cụ thể, ABC News cho hay, các nhân viên mật vụ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Trump đã được hỏi về việc chuyển tới Palm Beach ở bang Florida để tiếp tục làm việc hay không.

Các nguồn tin cho biết văn phòng tại Miami của Cơ quan Mật vụ cũng đã bắt đầu xem xét việc triển khai thêm lực lượng đến câu lạc bộ golf Mar-a-Largo của ông Trump. 

Cũng theo ABC News, việc cải tạo các khu nhà ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump sẽ ở đang được tiến hành. Công việc này sẽ được hoàn thành trước khi họ đến sống sau lễ nhậm chức của ông Biden. 

Hai chú gà tây ở trong khách sạn hạng sang chờ ông Trump xá tội

Hai chú gà tây ở trong khách sạn hạng sang chờ ông Trump xá tội

Hai chú gà tây có tên Corn và Cob đang ở trong khách sạn hạng sang Willard tại Washington D.C để chờ Tổng thống Trump xá tội. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !