Afghanistan ra sao sau 6 tháng dưới thời chính quyền mới?

Cách đây 6 tháng, vào ngày 15/8/2021, quyền lực ở Afghanistan nằm dưới sự kiểm soát của Taliban (tổ chức đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vì các hoạt động khủng bố).

Theo đó, để đổi lấy sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phong trào này hứa sẽ tạo ra một chính phủ hòa nhập và tôn trọng nhân quyền. Cho đến nay, những lời này vẫn là lời hứa: “vẫn có các báo cáo về vi phạm nhân quyền, sự trả thù chống lại các đại diện của chế độ cũ và trấn áp những người bất đồng chính kiến”.

Câu hỏi về vấn đề phụ nữ?

Vào năm 1996, cư dân của Kabul đã gặp những chiếc xe tăng của Taliban với những bó hoa vẫy chào, khi đó nhiều người cho rằng những kẻ thống trị mới cuối cùng sẽ mang lại trật tự cho đất nước bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, Taliban tiến vào Kabul vào ngày 15/8/2021 với cảm giác hoàn toàn khác.

{keywords}
Đại diện của Taliban trên bàn đàm phán. (Ảnh: RIA)

Đám đông người Afghanistan tại sân bay liều mạng trốn khỏi đất nước trên các chuyến bay sơ tán nước ngoài, khuôn mặt của phụ nữ trên các tấm áp phích quảng cáo và những người tuyệt vọng bán con trên đường phố để nuôi các thành viên khác trong gia đình. Những hình ảnh như vậy đã chiếm phần lớn trên các phương tiện truyền thông phương Tây trong những tháng gần đây kể từ khi Taliban lên nắm quyền.

Theo Hiệp hội các nhà báo độc lập Afghanistan, kể từ ngày 15/8/2021, có 231 cơ sở truyền thông đã đóng cửa tại nước này. Hơn 6.400 nhà báo đã bị mất việc làm và phần lớn trong số họ là phụ nữ.

Ngoài ra, Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên Hợp Quốc cho hay, kể từ tháng 8/2021, hơn nửa triệu người, chủ yếu là phụ nữ đã bị buộc phải nghỉ việc. Và mặc dù Taliban đã nhiều lần tuyên bố rằng phụ nữ sẽ có thể yên tâm tiếp tục làm việc (kể cả trong ngành công vụ), nhưng tại các bộ, ban ngành dưới chính quyền mới, hoàn toàn là những gương mặt nam giới.

Hơn nữa, sau khi lên nắm quyền, các nữ sinh trên 12 tuổi bị cấm đến trường. Phong trào Taliban gần đây cũng đã hứa sẽ mở cửa trở lại trường học cho tất cả mọi người từ ngày 21/3 tới, nhưng tùy thuộc vào việc tạo ra các lớp học riêng biệt cho nam sinh và nữ sinh.

Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra gần đây của tổ chức phi chính phủ độc lập Afghanistan Analysts Network, nhiều người Taliban đã gửi con gái của họ đến các trường tư thục và đại học ở Qatar và Pakistan để học các môn khoa học nước ngoài như tiếng Anh.

Tài chính bế tắc

Dưới thời các chính quyền trước đây của Afghanistan có tới 80% nhu cầu của ngân sách nước này được tài trợ từ nước ngoài. Sau sự xuất hiện của Taliban, phương Tây đã cắt giảm hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế và Mỹ đóng băng tài sản 7 tỉ USD của Ngân hàng Trung ương Afghanistan cũng như 2,5 tỉ USD quỹ khác của các tổ chức nhân đạo được lưu trữ trong các ngân hàng Mỹ.

Như vậy trước tình hình đó ngay lập tức khiến công chức, bác sĩ, giáo viên không còn lương. Và cùng với sự sụt giảm mạnh giá trị của đồng nội tệ, giá cả tăng vọt và mất mùa do hạn hán, đã khiến hàng triệu người Afghanistan rơi vào cảnh nghèo đói. Theo Liên Hợp Quốc, có 23 triệu người, trong đó có 3,2 triệu trẻ em đang phải đối mặt với nạn đói và trong vài tháng tới 97% dân số cả nước có nguy cơ rơi xuống dưới mức nghèo khổ.

{keywords}
Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8 năm ngoái, cộng đồng quốc tế chưa chính thức công nhận chính quyền Taliban. (Ảnh: Reuters)

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ngay cả trước khi có chính quyền mới, 60.000 trẻ em đã bị buộc phải lao động một mình trên đường phố Kabul. Trong sáu tháng qua, số lượng đó đã tăng gấp 3 lần. Đồng thời, các báo cáo về cái chết của người Afghanistan vì đói cũng trở nên thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Hỗ trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan đã được nối lại một phần và cách đây không lâu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quyết định cung cấp một nửa số tiền của Ngân hàng Trung ương Afghanistan để bồi thường cho gia đình các nạn nhân của vụ tấn công ngày 11/9 và một nửa còn lại để viện trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan.

Chờ đợi sự công nhận

Kể từ khi lên nắm quyền Taliban đã tích cực thuyết phục trong nước và thế giới rằng giờ đây nhóm này không còn giống như những năm cầm quyền trước đây. Nhưng trong hơn 6 tháng qua, không một quốc gia nào chính thức công nhận phong trào này.

“Taliban chắc chắn muốn được công nhận và thậm chí rất cần điều đó. Tuy nhiên, theo quan điểm của các mối quan hệ quốc tế hiện đại, không nên công nhận tính hợp pháp của họ”, ông Atal Ahmadzai, chuyên gia về Quan hệ quốc tế và xung đột tại trường Đại học St. Lawrence ở New York chia sẻ với Izvestia.

Liệu cuối cùng Taliban có đạt được sự công nhận hay không cũng là một câu hỏi. Như đã thể hiện qua 6 tháng cầm quyền, giờ đây phong trào này hầu như chưa sẵn sàng để thay đổi.

“Tất nhiên, một số đại diện của Taliban có thể quyết định thỏa hiệp và thay đổi định hướng tư tưởng để đạt được tính hợp pháp, nhưng điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc hơn nữa trong nhóm”, ông Ahmadzai thừa nhận.

“Những thay đổi triệt để nhằm đạt được tính hợp pháp sẽ là một con dốc rất trơn trượt đối với Taliban. Nó có thể xa lánh những phần tử cấp tiến hơn trong nhóm - hầu hết là các chỉ huy quân sự, những người có nhiều quyền lực hơn là lãnh đạo chính trị của phong trào”, ông Ahmadzai nhấn mạnh.

Thanh Bình (lược dịch)

Áo ra thông báo ‘nóng’ về Nord Stream 2

Áo ra thông báo ‘nóng’ về Nord Stream 2

Bộ trưởng Kinh tế và Kỹ thuật số Áo Margarete Schramböck cho biết trên kênh truyền hình ORF2 TV, một số quốc gia đang kêu gọi chúng tôi từ chối tham gia dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), nhưng Vienna sẽ không đồng ý điều này.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !