Thầy cô ra sức “bù đắp” cho học trò sau dịch

Các thầy cô ở TPHCM đang nỗ lực để bù đắp kiến thức lẫn tinh thần cho học trò sau thời gian dài chống dịch…

Tạo hứng khởi cho học sinh trong tiết học

Ngay tiết sử đầu tiên sau kỳ nghỉ, vẫn chưa hết dư âm ngày tết, học sinh lớp 12A1 và 12A6 của Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) đi từ giật mình đến thích thú với nhiệm vụ bất ngờ mà giáo viên giao cho.

Vào đầu tiết học, “thầy giáo lắm chiêu” Nguyễn Viết Đăng Du giảng bài về hoàn cảnh khó khăn của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập sau ngày 2/9/1945. Sau khi kết thúc, thầy giao nhiệm vụ cho các học sinh: “Hãy lập nội các và trình bày giải pháp của bạn để giải quyết các khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 2/9/1945 trước Quốc hội. Nội các của bạn sẽ có mười phút để trình bày. Tuần sau, Quốc hội sẽ nghe và chất vấn”.

Học sinh nhanh chóng họp lại bàn luận, chia bốn nhóm thành lập bốn nội các, phân công đầy đủ các vị trí Chủ tịch nước và các bộ trưởng, lên mạng tìm thông tin, chuẩn bị các giải pháp, chia sẵn vai trò ai sẽ phụ trách phần giáo dục, nội vụ, ngoại giao… để sẵn sàng trước cuộc chất vấn của Quốc hội.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du học yoga trong ngày 10/2
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du học yoga trong ngày 10/2

Trước sự hào hứng của học trò, thầy Nguyễn Viết Đăng Du cho hay: “Tôi muốn “thay máu” cách thuyết trình truyền thống. Với tình huống giả định này, lớp học chia nhóm để thuyết trình và lấy điểm một tiết. Thay vì chia nhóm bình thường, tôi yêu cầu lập nội các của chính phủ để các em tìm hiểu thêm các định nghĩa chính trị như nội các chính phủ gồm những chức danh nào.

Các “chính phủ” sẽ trình bày cách khắc phục khó khăn. Tôi sẽ đóng vai quốc hội chất vấn. Các em có thể tham khảo lịch sử Đảng và Chính phủ đã làm những gì. Nhưng tôi khuyến khích các em tự đề ra các giải pháp của mình để xem thế hệ này giải quyết khó khăn xưa như thế nào”.

Để giúp học sinh lấy lại “phong độ” sau thời gian nghỉ dịch ở nhà quá dài và “hội chứng ăn tết”, nhiều giáo viên tại TPHCM không ngại vất vả tìm cách lấp đầy kiến thức cho học sinh bằng nhiều phương pháp thu hút hơn. Sau buổi sáng đầu đi dạy, thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên môn hóa tại quận 7, rủ vài đồng nghiệp đi thị sát nhà máy hóa chất ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) chuẩn bị cho học sinh trải nghiệm thực tế.

Thầy cho biết: “Với môn hóa học lớp Mười, tôi tham quan nhà máy hóa chất ở Biên Hòa, tiếp cận quy trình sản xuất a-xít sulfuric và quay video phỏng vấn các kỹ sư nhà máy để mang những thước phim thực sống động về chiếu cho học sinh xem tại lớp. Từ đó, các em hiểu được hóa học bên cạnh chúng ta mỗi ngày từ những quy trình sản xuất hóa chất, nền tảng áp dụng lý thuyết cơ sở đã học vào cuộc sống và định hướng nghề nghiệp về sau”. 

Hay như trước đó, cô Thái Hải Hà, Tổ trưởng Tổ hóa Trường THPT Ngô Quyền (quận 7), cùng các giáo viên trong tổ liên hệ nhà máy Ajinomoto cho học sinh lớp 12 tham quan nhà máy bằng mô phỏng thực tế ảo để học sinh học chủ đề Amino a-xít - protein gắn với quy trình sản xuất bột ngọt, hạt nêm... Các cô quay cận cảnh các phân xưởng của nhà máy mang về cho học sinh. Các em chỉ cần dùng thiết bị di động, ngồi ở nhà vẫn quan sát và trải nghiệm nhà máy… Cốt lõi của những lần trải nghiệm này không chỉ bài học được thẩm thấu hiệu quả hơn mà học sinh còn thích thú bởi những thử thách mới mẻ từ thầy cô.

Không quên bù đắp tinh thần

Sau thời gian ở nhà tám tháng với việc học online đã khiến không ít học sinh trở nên co mình lại, ngại giao tiếp và thậm chí là sợ đến trường. Những ngày đầu đến trường, các em đột nhiên không quen với áp lực học tập thường nhật trước đây, thậm chí nhiều học sinh còn bị stress, thiếu cân bằng…

Thạc sĩ Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5), nhấn mạnh: “Muốn học sinh lấy lại cân bằng như trước đây thì tổ chức hoạt động để bù vào khoảng trống đó. Thiệt thòi nhất là học sinh đầu cấp. Các em lớp Mười sau nửa năm học mới biết trường mới thì mình phải tìm cách rèn từ đầu, từ văn hóa chào hỏi khi vào trường; tác phong ở căng-tin ăn xong tự dọn dẹp; truyền thống trường. Từ từ khởi động lại các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ… nhưng phải làm từng bước tùy theo tình hình dịch bệnh, để đảm bảo an toàn cho các em”. 

Hiện trung tâm này đang cho học sinh đăng ký sân chơi “Gương mặt đại diện 2022”. Nhà trường sẽ chọn ra một nam sinh và một nữ sinh trở thành đại diện cho gương mặt của nhà trường trong một năm. Đây là những học sinh tiêu biểu có học lực từ khá trở lên, có kỹ năng nói trước cộng đồng, có hành vi nhân ái, có năng khiếu riêng (ca hát, thể thao…). Các em đủ điều kiện sẽ có bài tự giới thiệu về mình để ứng tuyển. Sau khi lọt vào vòng hai, các em sẽ thể hiện kỹ năng của bản thân cộng với bài thuyết trình về việc sau khi trở thành gương mặt đại diện sẽ có những đóng góp gì để nâng cao hình ảnh học sinh của nhà trường… Theo thạc sĩ Hoàng, sân chơi này còn giúp các em có ý thức nâng cao hình ảnh nhà trường, và cổ động những học sinh khác hoàn thiện mình. 

Trong khi đó, tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), ngoài việc củng cố lại kiến thức trong thời gian học online, bổ sung kiến thức mới, học sinh còn được chú trọng lấy lại cân bằng về sức khỏe, tinh thần sau đại dịch.

Ông Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trường đưa vào mỗi tuần một tiết yoga cho tất cả học sinh khối 10 và 11 để giúp các em điều chỉnh lại cột sống sau thời gian học online, dạy cách hít thở đúng, thiền định để cân bằng lại cảm xúc. Song song đó, các em được học nghệ thuật nhiếp ảnh bằng chính những thiết bị học online trước đây để xóa bỏ cảm giác áp lực mỗi khi nhìn thấy những thiết bị học tập này. Những tiết học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, nhảy flashmob… giúp các em sôi nổi, hào hứng trở lại. Sắp tới, nếu dịch ổn định hơn sẽ lại là các trải nghiệm một ngày làm giáo viên, cắm trại… để các em được trải nghiệm đầy đủ các hoạt động giáo dục bổ trợ.  

Sinh viên Hà Nội hân hoan khi chính thức quay lại giảng đường

Sinh viên Hà Nội hân hoan khi chính thức quay lại giảng đường

Sau thời gian dài học trực tuyến, hôm nay (14/2) sinh viên tại nhiều trường đại học hào hứng quay lại giảng đường để học trực tiếp.

Theo www.phunuonline.com.vn

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !