Tháo chạy vì... giá mặt bằng cả trăm triệu đồng/tháng thì bán gì cho lại?

Giá mặt bằng tại một số nơi đang thiết lập mức mới. Tại Hà Nội, ở phân khúc shophouse xuất hiện mức giá bán rất cao, có khi đến vài trăm triệu...

{keywords}
Tháo chạy vì... giá mặt bằng cả trăm triệu đồng/tháng thì bán gì cho lại?

Bỏ cả trăm triệu đồng mỗi tháng thuê mặt bằng, bán gì cho lãi?

Chị Minh (Hà Đông, Hà Nội) đang có nhu cầu kinh doanh đồ Nhật, chủ yếu là các mặt hàng gia dụng và mỹ phẩm, đồ trẻ em nhưng vẫn chưa chốt được mặt bằng sau vài tháng tìm kiếm, hỏi han. Chị kể ưng một căn shophouse trên trục đường Tố Hữu nhưng giá lại khoảng 100 triệu đồng/tháng. Không kham được, chị đành chuyển hướng sang mặt bằng truyền thống với mức giá nhẹ nhàng hơn.

"Nếu thuê được ở khu vực này, tôi tính toán sẽ tiện nhiều thứ. Nhưng với mức thuê ấy, tôi nghĩ dù có rất đông khách cũng không lãi nổi ngần ấy để trả tiền thuê nhà, kể cả họ có bớt cho mình vài triệu thì vẫn cao", chị Minh tâm sự.

Trong khi đó, anh Minh Tuấn lại phải rục rịch tìm mặt bằng để chuyển cửa hàng đang kinh doanh sinh vật cảnh ở đường Láng (Hà Nội). Dịch khó khăn, nhu cầu giải trí thư giãn với vật nuôi cũng sụt mạnh nên việc kinh doanh của anh cũng không tốt như trước. Thế nhưng chủ nhà đã không bớt lại còn tăng giá lên khoảng 2 triệu đồng từ năm tới. Anh quyết định chuyển chỗ khác với chi phí hợp lý hơn. Anh chia sẻ, chủ nhà lý giải, giá bất động sản vừa qua sốt nóng, giá trị căn nhà theo đó cũng tăng nên mức thuê đương nhiên phải tăng.

Thực tế thời gian qua, không ít người buôn bán "méo mặt" khi kinh doanh vẫn ế ẩm nhưng chủ nhà đã đòi tăng lại tiền cho thuê sau khi giảm, thậm chí còn muốn tăng thêm tiền cho thuê.

Dù hiện nay đã chuyển qua giai đoạn thích ứng an toàn với Covid-19, các hoạt động kinh tế đang hồi phục trở lại, người dân ra đường nhiều hơn. Song qua khảo sát, nhiều tuyến phố "ăn chơi", mua sắm vẫn còn khá đìu hiu.

Nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn đóng cửa, la liệt bảng cho thuê mặt bằng. Mặc dù vậy mức giảm không như kỳ vọng của nhiều người. Thậm chí nhiều nơi còn giữ giá hoặc tăng giá.

Giá bán cao, đẩy giá cho thuê lên cao

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đẩy giá mặt bằng lên cao đó là giá bán bất động sản cao. Giá mua vào cao thì chủ sở hữu sau đó chắc chắn phải lấy giá cho thuê cao.

Trao đổi với phóng viên, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thời gian qua giá bất động sản tăng cao nhanh chóng một cách bất thường chính là sự tích tụ "bong bóng".

Một vấn đề quan trọng, theo ông Võ, khi giá cứ cao như vậy, việc tiếp cận sử dụng đất sau đó của người muốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ cực kỳ khó khăn vì giá thuê quá cao. Mua đắt thì cho thuê cũng phải đắt.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng đồng tình cho rằng, mua giá cao thì dẫn đến việc cho thuê đắt đó. Giá bất động sản cứ tăng cao "chóng mặt" như vậy lâu dài rất ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Riêng với shophouse, ông Thịnh cho rằng ở Hà Nội xuất hiện những mức giá bán rất cao, vài trăm triệu đồng/m2 trong khi khu vực đó còn thưa thớt. "Bán rất khó khăn, cho thuê cũng khó nhưng lạ ở chỗ vẫn cứ đòi tăng giá", ông Thịnh cho biết.

Một điều đáng lo ngại là thị trường bất động sản lại "nóng" trở lại với những mức giá gây choáng. Nhiều nơi sốt đất trở lại với mức giá tăng gấp đôi hồi đầu năm. Trong khi đó suốt gần 2 năm COVID-19, giá bất động sản đã không ngừng tăng.

Một kỷ lục trên thị trường bất động sản cả nước vừa được xác lập khi một m2 đất ở Thủ Thiêm được trả tới 2,44 tỷ đồng - đánh dấu một sự kiện gây xôn xao và cũng phần nào minh chứng cho sức "nóng" vô cùng lớn của thị trường tài sản này.

Còn tại Hà Nội, một dự án bán 300 triệu đồng/m2 shophouse cũng lập kỷ lục về giá. Chuyên gia cho biết đây là lần đầu tiên các khu vực vùng ven Hà Nội có giá cao hơn dự án nằm trong khu vực giữa vành đai 2, vành đai 3.

Chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp có quyền trả giá, mua bán đấu giá trên cơ sở tính toán mức đầu tư lợi nhuận... Nhưng nếu không đúng thực chất, có thể tạo ra mặt bằng giá cho các dự án của họ ở xung quanh, gây các hệ lụy về giá.

Vị chuyên gia lo ngại, kết quả đấu giá đất này sẽ là "cú sốc" cho thị trường bất động sản. Ngay sau kết quả đấu giá đất này chắc chắn giá đất sẽ xảy ra hiệu ứng "tát nước theo mưa", khiến cho thị trường thêm "ảo giá", "ngáo giá"... Việc tăng giá bất động sản bất hợp lý, bất thường sẽ ảnh hưởng cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.

Đà Nẵng: Giá mặt bằng 'xuống nước', giảm cực mạnh, khách chớp ngay nhà đẹp, giá rẻ chưa từng

Đà Nẵng: Giá mặt bằng 'xuống nước', giảm cực mạnh, khách chớp ngay nhà đẹp, giá rẻ chưa từng

Sau chuỗi ngày khó khăn, mặt bằng bị bỏ không, hầu hết các chủ mặt bằng trên các tuyến phố trung tâm, đắc địa, sầm uất tại TP Đà Nẵng chủ động giảm giá mạnh, có nơi giảm một nửa để tìm khách thuê, ghi công khai luôn giá, không cần cọc

Theo Dân trí

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.