Thành phố nào ô nhiễm nhất hành tinh?
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã liệt kê những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hành tinh.
Theo Reuters, Moscow, Bắc Kinh và Tokyo nằm trong số 25 thành phố nguy hiểm nhất hành tinh.
Một nghiên cứu được công bố trên cổng thông tin khoa học Frontiers đã so sánh dữ liệu phát thải khí nhà kính từ 167 thành phố ở 53 quốc gia, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Liên minh châu Âu, do đây là những quốc gia và khu vực phát thải lớn.
Chỉ riêng 23 thành phố của Trung Quốc cùng thủ đô Moscow (Nga) và Tokyo (Nhật Bản) đã chiếm tới 52% tổng lượng phát thải của 167 thành phố. (Ảnh: Pixabay) |
Cụ thể, Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về lượng phát khí thải - nước này có 23 thành phố trong danh sách trên, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Hàm Đan. Chỉ riêng các siêu đô thị của Trung Quốc, cùng với Moscow và Tokyo, đã chiếm tới 52% tổng lượng phát khí thải toàn cầu.
Theo các nhà nghiên cứu, sự nóng lên của khí hậu Trái đất so với mức ở giai đoạn tiền công nghiệp đã vượt quá 1 độ C và có nguy cơ vượt quá giới hạn 1,5-2 độ C được quy định trong Thỏa thuận khí hậu Paris.
Nhà môi trường học Shaoqing Chen tại (Đại học Sun Yat-sen, Trung Quốc) gọi nghiên cứu khoa học của mình là công trình đầu tiên tính đến các mục tiêu khí hậu của các siêu đô thị và tình hình thực hiện những mục tiêu đó.
“Từ kết quả trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thành phố trong việc giảm lượng khí thải. Nếu không hành động thì chính những thành phố này “sẽ phải gánh chịu” hậu quả của biến đổi khí hậu”, ông Chen giải thích.
Theo đó, 68 thành phố từ các nước phát triển hàng đầu đang phấn đấu cắt giảm hoàn toàn lượng phát thải. 42 thành phố trong đó đã được nghiên cứu và cho đến nay chỉ có 30 thành phố (hầu hết các thành phố ở Châu Âu và Mỹ) có thể thành công giảm mức độ phát khí thải.
Ông Chen và các đồng nghiệp cảnh báo rằng dữ liệu nghiên cứu có thể không chính xác, vì các thành phố đã cung cấp báo cáo về lượng khí thải trong các khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ, rất khó để so sánh số liệu từ năm 2005 đến nay với số liệu thống kê trong vài năm gần đây.
Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng đã củng cố thêm cho dự báo của các nhà khoa học rằng trong khi ở Trung Quốc, các thành phố có lượng phát thải bình quân đầu người cao nhìn chung đều là các trung tâm sản xuất chính, còn các thành phố ở các quốc gia phát triển có lượng phát thải bình quân đầu người cao nhất thường lại là các trung tâm tiêu dùng.
Được biết, lượng khí thải (CO2, CH4, N2O, O3…) gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc đang cao nhất thế giới, bằng tất cả các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cộng lại.
Lượng khí nhà kính Trung Quốc thải ra buộc nước này phải thay đổi chiến lược, tập trung chính sách bảo vệ môi trường. Theo đó, Trung Quốc nỗ lực để đạt mức xả thải khí carbon bằng 0 vào năm 2060. Mỹ, quốc gia xả thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới, chiếm 11%. Trong khi đó, vào năm 2019, Ấn Độ lần đầu tiên vượt qua Liên minh châu Âu, chiếm khoảng 6,6% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu.
Khách sạn ở Tokyo xin lỗi vì thang máy riêng dành cho người Nhật
Reuters đưa tin, hôm 12/7, người dùng mạng xã hội đã chỉ trích khách sạn Akasaka Excel Hotel Tokyu ở Tokyo, do các biện pháp chống Covid-19 trước Thế vận hội mùa hè 2020.
Thanh Bình (lược dịch)