Thành phố nào ô nhiễm không khí nhất châu Âu?
Mới đây, tờ The Times trích dẫn một báo cáo của Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona cho biết, Madrid đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố ở châu Âu có tỷ lệ tử vong cao do ô nhiễm không khí.
Theo báo cáo này, nồng độ nitơ dioxide cao trong không khí từ khói thải là nguyên nhân gây ra 7% số ca tử vong hàng năm ở thủ đô Tây Ban Nha.
Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố ở châu Âu có tỷ lệ tử vong cao do ô nhiễm không khí. (Ảnh: Reuters) |
Nghiên cứu cho biết, các nhà khoa học đã kiểm tra dữ liệu từ 858 thành phố ở châu Âu. Họ lấy số liệu năm 2015 làm tiêu chuẩn và so sánh với số liệu năm 2018, đồng thời tính toán tỷ lệ tử vong ước tính do ô nhiễm không khí với các hạt mịn liên quan đến giao thông, công nghiệp, hệ thống sưởi trong nhà và đốt than hoặc gỗ. Hóa ra, những nạn nhân của ô nhiễm không khí nhiều nhất nằm ở Madrid, tiếp theo là Antwerp (Bỉ), Turin (Italy), Paris (Pháp), Milan (Italy) và Barcelona (Tây Ban Nha) và London (Anh) đứng thứ 186 trong bảng xếp hạng này.
Trong khi đó, các thành phố ở thung lũng Po của Italy, miền Nam Ba Lan và miền Đông Séc có nguy cơ tử vong do bụi mịn cao nhất, chủ yếu do các hoạt động của ngành công nghiệp, sưởi ấm trong nhà và đốt than.
Tác giả đứng đầu nghiên cứu, ông Mark Nieuwenhuijsen của Viện Y tế Toàn cầu Barcelona cho biết, các nghiên cứu đầu tiên cho phép tính toán các ca tử vong do ô nhiễm không khí ở các thành phố châu Âu.
Ngoài ra, các thành phố của Italy gồm Brescia, Bergamo và Vicenza của Italy đều nằm trong top 5 thành phố châu Âu có mức bụi mịn PM2.5 cao nhất. Trong khi đó, các nước Bắc Âu như Iceland, Na Uy và Thụy Điển chiếm phần lớn danh sách các thành phố có tỉ lệ tử vong thấp nhất do cả hai loại ô nhiễm không khí nói trên.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng không có mức ô nhiễm nào dưới mức an toàn mà không gây hại cho con người. Việc tuân thủ các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể ngăn chặn hơn 50.000 ca tử vong ở châu Âu mỗi năm. Tuy nhiên, ông Nieuwenhuijsen lưu ý rằng luật pháp hiện hành không đủ bảo vệ sức khỏe con người.
Theo khuyến nghị của WHO, trung bình mỗi năm, mức bụi mịn (PM2.5) không được phép vượt quá 10mg/m3 không khí, còn với khí NO2 là không quá 40mg/m3. Tính trung bình, có tới 84% dân số tại các thành phố được nghiên cứu bị phơi nhiễm mức bụi mịn PM2.5 cao hơn khuyến nghị của WHO, trong khi tỉ lệ này đối với khí NO2 là 9%.
Theo Liên Hợp Quốc, ô nhiễm không khí khiến khoảng 7 triệu người trên thế giới chết sớm mỗi năm.
Tham gia 'thử thách ngạt thở' trên mạng, bé gái 10 tuổi tử vong
Một bé gái 10 tuổi tại Italy đã tử vong sau khi tham gia “thử thách ngạt thở” trên TikTok.
Thanh Bình (lược dịch)