Thanh Hóa tăng cường ngăn chặn thanh thiếu niên đua xe trái phép

Những trường hợp thanh, thiếu niên còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật thì cảnh sát sẽ phối hợp với gia đình, nhà trường để tuyên truyền, nhắc nhở…

Thanh Hóa cũng giống như nhiều đô thị lớn trong cả nước, vi phạm trật tự an toàn giao thông nổi cộm nhất hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là tình trạng thanh thiếu niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, gây rối trật tự công cộng...

Công an Thanh Hóa xử lý các trường hợp vi phạm.

Mặc dù những hành vi này chỉ mang tính tự phát, chưa có tổ chức hay băng nhóm, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đua xe trái phép ngày càng trở nên nghiêm trọng; gây bức xúc trong dư luận xã hội và đặt ra nhiều thách thức đối với lực lượng Công an trong quá trình thực thi nhiệm vụ...

Mặc dù biết lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ nhưng nhiều tốp thanh, thiếu niên vẫn cố tình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, điều khiển mô tô, xe máy đi dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, một số đối tượng còn ngang nhiên trêu chọc, chống đối, cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bằng cách điều khiển xe tạt đầu, lạng lách, đánh võng, trêu ghẹo nhau trên đường.

Ông Nguyễn Văn Chiến, phường Nam ngạn, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi lái xe nhiều năm nay, đi đường gặp các đối tượng chỉ biết tránh xa cho an toàn! Nhất là buổi tối các ngày nghỉ cuối tuần, hay có các sự kiện bóng đá các đối tượng đua nhau nẹt bô, hò hét... Ai cũng bức xúc nhưng không dám lên tiếng vì sợ phiền phức".

Trước những vấn đề bức xúc, nổi cộm trên, Công an tỉnh đã phân công, bố trí lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung xác minh, lập danh sách các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trên cơ sở đó thu thập tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh và các video clip về những lỗi vi phạm để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý. Trong quá trình bắt, xử lý các đối tượng vi phạm, lực lượng Cảnh sát cơ động đã sử dụng linh hoạt nhiều chiến thuật để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông cũng như lực lượng làm nhiệm vụ và cả đối tượng vi phạm.

Thượng tá Lê Văn Tiên, Phó Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thông qua điều tra cơ bản, lực lượng Cảnh sát cơ động sẽ trực tiếp đến nhà đối tượng để thông báo rõ hành vi vi phạm và mời bố mẹ của người vi phạm đến cơ quan Công an để xử lý.

Đối với biện pháp bắt giữ vi phạm tại khu vực công cộng, lực lượng Cảnh sát cơ động sẽ xây dựng phương án tổ chức vây bắt khi các đối tượng vi phạm tập trung tại địa điểm công cộng, hoặc điểm dừng, nghỉ cố định như các quán bida, cafe, giải khát, sau đó đưa các đối tượng về trụ sở Công an xã, phường gần nhất để xử lý".

Công an Thanh Hóa tuyên truyền nhắc nhở các thiếu niên không vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Sau một tháng ra quân, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt, xử lý trên 300 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có 10 nhóm, với hơn 100 thanh, thiếu niên thường xuyên vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, chống đối, cản trở người thi hành công vụ.

Trong đó có nhiều em còn vẫn trong độ tuổi vị thành niên, nhiều em còn ngồi trên ghế nhà trường, suy nghĩ nông cạn, chưa lường hết hậu quả hành vi vi phạm của mình. Công an tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo vào cuộc và có những biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong công tác quản lý, giáo dục, nhắc nhở các em.

Thiếu tá Nguyễn Quốc Quân, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Những trường hợp thanh, thiếu niên còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật thì chúng tôi sẽ phối hợp với gia đình, nhà trường để tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xử lý nghiêm người giao phương tiện cho các đối tượng này, đồng thời thông báo cho địa phương, nhà trường để có biện pháp giáo dục, nhắc nhở, quản lý".

Bà Nguyễn Thị Kim Chung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trường Thi, TP Thanh Hóa chia sẻ: "Nhà trường rất ủng hộ việc xử lý vi phạm đối với những trường hợp học sinh như thế. Chúng tôi cũng có những biện pháp răn đe, xử lý kỷ luật, thông báo tới gia đình học sinh để đảm bảo việc thực hiện an toàn giao thông nghiêm túc".

Việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm Luật Giao thông đường bộ chỉ là giải pháp cuối cùng. Điều quan trọng hơn, đó chính là ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân và sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và cả cộng đồng trong việc quản lý, giáo dục con em tự nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông vì sự an toàn của chính mình và cho mọi người.

Hải Ngọc

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !