Thanh Hóa: 2.200 tỷ đồng đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế
![]() |
Việc đào tạo nghề nhằm phát triển mục tiêu kinh tế lâu dài của UBND tỉnh Thanh Hóa. |
Với tiêu chí đào tạo lao động trực tiếp sản xuất đảm bảo, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu trình độ, nghành nghề đào tạo hợp lý; tập trung những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh nhằm phục vụ tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2017-2020.
Mục tiêu đào tạo nghề có trình độ từ 3 tháng đến cao đẳng trong giai đoạn từ 2017-2020 cho 286.600 người.
Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 43.449 người được phân chia phù hợp với cao đẳng 1.630 người, trung cấp 3.182 người, sơ cấp 24.627 người, đào tạo dưới 3 tháng 14.010 người.
Ngành công nghiệp-xây dựng 123.406 người; trong đó trình độ cao đẳng 8.900 người, trung cấp 33.389 người, sơ cấp 49, 391 người, đào tạo dưới 3 tháng 31.726 người.
Ngành dịch vụ khoảng 119.745 người; trong đó trình độ cao đẳng 10.694 người, trung cấp 27.464 người, sơ cấp 52.622 người, đòa tạo dưới 3 tháng 28.965 người.
Độ tuổi đào tạo từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu đào tạo và có sức khỏe phù hợp với nghành nghề đào tạo.
Các đơn vị có thể đăng ký tham gia đào tạo: trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, cao đẳng; các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp. Phạm vi và kế hoạch đào tạo nghề được triển khai trên toàn tỉnh Thanh Hóa.
Việc tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo 2 phương án: Giao chỉ tiêu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục công lập; đào tạo theo đặt hàng đối với các cơ sở ngoài công lập và doanh nghiệp.
Ngoài ra lập kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp giảng dạy phù hợp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đối với từng nghành.
Để đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 với mức tổng kinh phí 2.200 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh 1.044 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 529 tỷ đồng, nguồn khác 627 tỷ đồng.
Với tổng số tiền 2.200 tỷ được phân chia phù hợp theo chương trình đào tạo nghề nghiệp 1.482 tỷ đồng, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề 700 tỷ đồng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên 10 tỷ đồng, xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu 8 tỷ đồng.
Đồng thời UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Sở TT&TT và các UBND huyện, thị và thành phố phối hợp với nhau trong việc tuyên truyền, thống kê, định hướng, quy hoạch, lập kế hoạch, tư vấn cho các đối tượng có nhu cầu tham gia đào tạo.
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ, tích cực trong việc tuyển sinh, phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
Giao Sở LĐ-TB&XH thường xuyên theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ.