Thái Thùy Linh gửi con, bay vào tâm dịch với kế hoạch 10.000 suất quà giúp người nghèo

Từng miệt mài triển khai chương trình “vitamin tháng 5” khi dịch bùng phát tại Bắc Giang, tháng 7 dịch “tấn công” TP.HCM, ca sĩ Thái Thuỳ Linh lại lao vào tâm dịch giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

{keywords}
Nữ ca sĩ Thái Thuỳ Linh đi trao quà cho bà con trong vùng dịch gặp khó khăn.

Tháng 7/2021, làn sóng thứ 4 ở Việt Nam bùng phát, TP.HCM trở thành "điểm nóng" Covid-19. Sau nhiều ngày theo dõi và trăn trở, ở thời điểm dịch bùng lên mức 2.000 ca nhiễm mới một ngày, ca sĩ Thái Thùy Linh quyết định gửi con lại Hà Nội.

Chị lên đường vào tâm dịch với một kế hoạch táo bạo: khảo sát thực tế, tìm giải pháp cho các hoạt động tình nguyện cứu trợ bà con lao động nghèo, góp phần cùng thành phố chống "giặc Covid".

Sau 3 ngày đêm khảo sát nghiên cứu tình hình tại 5 quận, đến tận các xóm nghèo, những khu vực cách ly, nữ ca sĩ Hà Nội lập tức khởi động chiến dịch “Người Việt thương nhau”.

Chúng tôi mong muốn mở rộng quy mô hoạt động, về lâu dài có thể phát triển thành mạng lưới “Người Việt thương nhau” trên cả nước, không chỉ "Thương Sài Gòn" mà còn "Thương Hà Nội", "Thương Bắc Giang", thương khắp những nơi có đồng bào ta không may lâm vào cảnh cơ cực đói kém vì đại dịch”, Thái Thuỳ Linh chia sẻ với PV Infonet.

Sau 4 ngày khởi động, “Người Việt thương nhau” đã nhận được sự tin tưởng của hàng trăm tấm lòng trên cả nước, gửi gắm số tiền hơn 300 triệu đồng và nhiều hiện vật là nhu yếu phẩm, đồ bảo hộ chống dịch.... Đặc biệt, chiến dịch đã kết nối cùng 2 nhóm tình nguyện khác để tối ưu hóa nguồn lực, với mục tiêu tặng 10.000 suất quà là lương thực thực phẩm thiết yếu hỗ trợ người lao động nghèo ở TP.HCM.

Hiểu được sức mạnh của việc kết nối để mang lại hiệu quả lớn hơn, Thái Thùy Linh bắt tay với 2 nhóm thiện nguyện đã hoạt động tại TP.HCM từ đầu làn sóng thứ 4 để tối ưu hóa nguồn lực dựa trên thế mạnh của từng nhóm.  Đó là nhóm của anh Vương Việt Phương và những người bạn; Nhóm “Chuyến rau vui vẻ”.

Anh Việt Phương và các cộng sự của anh có mặt bằng rộng, tiện cho việc tập kết và xử lý hàng hóa khối lượng lớn. Từ một người chủ kinh doanh nhà hàng, khi dịch bùng phát, anh Phương đã nhanh chóng quyết định dùng chính mặt bằng 5 tầng cao ráo và tiện nghi của mình để nấu cơm từ thiện phát cho những người vô gia cư.

Trong khi đó, nhóm Chuyến rau vui vẻ lại có nguồn rau lớn thường xuyên được hỗ trợ hoặc trợ giá. Nhóm cam kết chia sẻ mỗi ngày 1-2 tấn rau củ để góp trong các phần quà của chiến dịch Người Việt thương nhau.

3 nhóm tình nguyện chúng tôi đã hỗ trợ nhau cùng xử lý các tình huống phát sinh trên tinh thần vì cộng đồng, cũng như tương trợ các hàng hóa sao cho hài hòa hợp lý”, ca sĩ Thái Thuỳ Linh cho biết.

Theo đó, nhóm Chuyến rau vui vẻ đã chuyển hàng ngàn phần quà với 5kg gạo, 10 gói mỳ, 1kg rau, gói hạt để trồng lên thành rau mầm tươi, 10 chiếc khẩu trang y tế; còn chị sẽ “góp” đồ ăn mặn cho “thực đơn” thêm hoàn hảo.

Thái Thùy Linh cho biết thêm, việc góp thêm tôm, cá, thịt khô sẽ đem đến những phần lương thực thực phẩm có đủ nhóm vitamin cơ bản, ít nhất có tinh bột - rau củ - đạm. Việc trao những suất ăn như vậy, chị và các bạn mong muốn một người đủ dùng trong 1 - 2 tuần.

Theo nữ ca sĩ, cách nhóm tặng phần quà này nhằm giúp bà con nấu ăn theo nhu cầu, cầm cự được lâu, tránh cảnh người có người người không, thậm chí hạn chế việc người dân ra đường nhận những suất cơm miễn phí rồi ăn không hết bỏ đi lãng phí...

“Dự kiến của nhóm là chi khoảng 100.000 đồng/suất ăn đủ chất đạm (tôm khô/cá mắm/chà bông...)”, Thái Thùy Linh nhấn mạnh.

"Nàng du ca" cho biết đã lên kế hoạch cụ thể để tạo ra những bữa cơm có thịt cho bà con. Theo đó, chị đã tổ chức những Bếp kho cá #ThươngSàiGòn. Bếp đầu tiên đã có ở một trường mầm non ở Bình Tân, khoảng 10 cô giáo sẽ tận dụng bếp nấu của trường kho cá - món ăn đưa cơm. Chị cũng mong muốn mọi người tặng những gì có thể để chuyển thành đồ ăn giúp bà con tại Thảo cầm viên.

Với mong muốn góp phần nhỏ bé, Thái Thuỳ Linh hy vọng sẽ chung tay cùng cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid-19.

N. Huyền

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Đang cập nhật dữ liệu !