Tàu vỏ sắt Trung Quốc đã cố tình sát hại ngư dân Việt Nam!

Việc tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị 40 tàu Trung Quốc vây hãm, truy đuổi và bị tàu vỏ sắt số hiệu 11209 đâm chìm khi hành nghề trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam đang gây ra những phẫn nộ dữ dội trong dư luận

Chưa bao giờ chứng kiến hành vi vô nhân đạo như vậy!

Trao đổi với PV Infonet sáng 27/5, ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho hay, hiện 10 ngư dân trên tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm lúc 16h chiều 26/5 sau khi được các tàu cá Việt Nam cứu vớt vẫn đang ở lại trên các tàu này, tiếp tục bám biển chứ chưa quay về đất liền.

Tàu vỏ sắt Trung Quốc đã cố tình sát hại ngư dân Việt Nam! - ảnh 1

Ngư dân Đà Nẵng nói riêng, ngư dân miền Trung nói chung đã chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, nay lại thêm hành vi cố tình giết người của các tàu vỏ sắt Trung Quốc! (Ảnh: HC)

Bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 cho biết thêm, tàu này do ông Đặng Văn Nhân làm thuyền trưởng, ra vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hành nghề lưới vây được 14 ngày thì gặp nạn. Lẽ ra trong chuyến biển này trên tàu ĐNa 90152 có 13 ngư dân đi bạn, nhưng do một số người bận việc nên chỉ còn 10 người.

“Tôi khẳng định tàu cá ĐNa 90152 bị đâm chìm khi đang hành nghề ở khu vực cách vị trí hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 17 hải lý về phía Nam - Tây Nam. Đây là ngư trường truyền thống thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Những chiếc tàu bao vây và đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 là tàu sắt Trung Quốc giả dạng tàu cá chứ hoàn toàn không phải tàu cá của ngư dân nước này, vì hiện tàu cá Trung Quốc đạng bị lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông do phía Trung Quốc đơn phương ban hành!” – ông Trần Văn Lĩnh nhấn mạnh.

Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng cho hay, Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng rất bất bình trước hành vi coi thường luật pháp quốc tế, táng tận lương tâm của tàu cá Trung Quốc khi cố tình đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng vào chiều 26/5 tại khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

“Là những người làm khoa học lịch sử, chúng tôi ghi nhận đây không phải lần đầu ngư dân Đà Nẵng nói riêng, ngư dân miền Trung nói chung phải chịu cảnh “hồn treo cột buồm” không chỉ vì sóng gió biển khơi mà còn vì hành vi hung hăng tương tự của tàu thuyền Trung Quốc!” – ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh.

Trao đổi với PV Infonet, bà Huỳnh Thị Như Hoa bày tỏ: “Mấy chục năm làm nghề cá để nuôi con, nuôi bạn, tôi đã chịu đựng tổn thất do thiên tai trên biển không biết bao nhiêu mà kể. Tàu Trung Quốc liên tục quấy phá, uy hiếp, cản trở cũng gây cho chúng tôi không ít thiệt hại trong suốt mấy năm qua. Nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến hành vi vô nhận đạo tới mức cố tình đâm chìm tàu cá của người khác, chẳng khác gì cố tình sát hại những người đang hành nghề trên tàu!”.

Đây chính là hành động cố ý giết người!

Theo ông Trần Văn Lĩnh: “Ngay cả những kẻ côn đồ cũng chưa hẳn đã cố tình giết người như tàu Trung Quốc đã cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng. Hành vi vừa rồi của các tàu vỏ sắt Trung Quốc thực sự đồng nghĩa với hành vi vô nhân đạo, cố tình giết người. Rất may là tàu ĐNa 90152 đi đánh bắt theo tổ, đội nên khi bị đâm chìm thì 10 ngư dân trên tàu đã được tàu ĐNa 90508 cứu giúp chứ nếu không thì họ đã gặp nguy hiểm tính mạng rồi!”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng cũng không giấu được bức xúc. Ông cho rằng, việc các tàu vỏ sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng là hết sức trái đạo lý và rõ ràng là đã uy hiếp đến tính mạng của ngư dân Việt Nam. Lẽ ra những người đi biển phải giúp đỡ nhau vượt qua sóng gió, cứu giúp nhau khi gặp hoạn nạn trên biển. Đằng này các tàu Trung Quốc lại bất chấp đạo lý để khiến cho người khác phải khốn khổ, hoạn nạn giữa biển khơi.

Đồng quan điểm này, ông Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Thường vụ Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho rằng hành vi của các tàu vỏ sắt Trung Quốc là cố tình đánh vào kinh tế của những người dân vô tội, phá hoại tài sản, uy hiếp để ngư dân Việt Nam phải sợ mà không dám tiếp tục đánh bắt trên vùng biển của mình.

“Hơn thế nưa, đây đúng là hành vi cố tình giết người. Bởi họ đã cố tình đâm chìm chiếc tàu cá với những ngư dân chỉ có các ngư lưới cụ hành nghề trên biển chứ hoàn toàn không có vũ trang. Hành vi này chẳng khác gì hành vi của những tay “xã hội đen”, đe dọa không được thì giết luôn. Chính vì vậy mà nó đã gây căm phẫn tột cùng!” – ông Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh.

Ông Bùi Văn Tiếng cũng chỉ rõ: “Phải thẳng thắn nhìn nhận đây chính là hành động cố ý giết người, bởi nếu không được các tàu cá Việt Nam cứu hộ thành công thì đã có thêm 10 ngư dân phải bỏ mình trên biển cả trong quá trình vừa lao động để mưu sinh kiếm sống vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Cũng xin nói thêm, nhìn từ góc độ lịch sử nghề cá, chúng tôi cho rằng khó tin được các hung thủ trên chiếc tàu cá Trung Quốc vừa có hành động cố ý giết người như vậy là ngư dân thực sự. Bởi ngư dân thực sự trên toàn thế giới, với đặc thù của lao động nghề nghiệp, luôn có những tín ngưỡng thấm đẫm màu sắc tâm linh, không thể làm điều ác đối với đồng nghiệp của mình. Chỉ có cướp biển mới coi thường mạng sống của con người giữa đại dương mênh mông!”.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !