'Tào tháo đuổi' vì uống rau má, trà xanh giải nhiệt mùa hè?

Nước rau má, trà xanh… là những thức uống giải nhiệt mùa nóng rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng sao cho hiệu quả.

{keywords}
“Tào tháo đuổi” vì uống rau má không đúng cách 

Nước rau má uống sao cho đúng?

Rau má là loại rau có khả năng giải nhiệt cực tốt, theo đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy…

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều. Bởi vì thời điểm này cơ thể cần nhiều nước nhất.

Theo lương y Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện thuốc nam) nước rau má có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe đặc biệt trong mùa hè như cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất cho cơ thể vận động cả ngày.

Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách. Trong đó, nhiều chị em phụ nữ, vì mong muốn nhanh chóng có làn da mềm, mượt, sáng bóng không còn những nốt mụn thường gặp vào mùa hè mà tìm đến nước rau má.

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt, càng giúp giải nóng trong nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất. Vì thế, các chị  rất tích cực uống thay nước lọc. Điều này theo lương y Ngô Đức Phương là “hết sức sai lầm”.

Bởi, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, đặc biệt uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những người thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng.

Ngoài ra, có nhiều chị em chưa quen với loại thức uống này thường thêm đường cho dễ uống. Tuy nhiên trên thực tế, rau má có tính hàn khi cho thêm đường kính vào sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nếu người bị đầy bụng, khó tiêu thì không nên dùng nước rau má (thêm đường) để chữa.

Vậy uống nước rau má như thế nào cho đúng cách? Lương y Ngô Đức Phương cho biết, mỗi ngày mỗi người không nên uống quá nhiều nước rau má, lượng trung bình chỉ nên khoảng 40g rau má.

Đặc biệt,  không nên sử dụng rau má, uống nước rau má thường xuyên quá 1 tháng. Sau 1 tháng dùng rau má với hàm lượng khuyến cáo, bạn cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.

Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống. Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.

Trà xanh giải nhiệt mùa hè

Trà xanh là thức uống khá phổ biến mỗi ngày trong mùa hè. Uống trà xanh giải nhiệt sẽ giúp bạn cảm thấy dịu hơi nóng đi và cơ thể không bị mệt mỏi. Không những thế loại thức uống này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng lành mạnh.

{keywords}
Uống trà xanh lúc nào thì hiệu quả? 

Ngoài ra, trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi EGCG với đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ quá trình chống ung thử, loại bỏ các gốc tự do và chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng có chứa các hợp chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như catechin hay poly-phenol củng cố hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc uống trà xanh trong mùa nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau. Đầu tiên, mùa hè vi khuẩn sản sinh nhanh khiến cho trà dễ bị thiu, uống trà qua đêm có thể gây viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy. Vì trong lá trà nguyên bản luôn có một vài chất không hòa tan, ngâm lâu không có lợi cho sức khỏe và cũng sẽ khiến vitamin trong trà bị phá hủy.

Đặc biệt mọi người không uống trà khi bụng đói làm loãng dịch dạ dày, giảm chức năng của axit dạ dày, cản trở tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, dễ gây viêm niêm mạc dạ dày.

“Không uống trà trước khi đi ngủ, đây là điều có lẽ đã rất nhiều người biết đến nhưng vẫn rất cần nhắc lại và ghi nhớ. Uống trà trước khi đi ngủ sẽ khiến tinh thần bạn tỉnh táo, ảnh hưởng đến giấc ngủ thậm chí gây mất ngủ.

 Vì trong trà có chứa caffeine. Một lượng caffeine thích hợp có thể giúp nâng cao tinh thần nhưng quá nhiều sẽ dễ gây lo âu, khó chịu, mất ngủ, trống ngực dồn dập và nhiều triệu chứng khác vừa khiến giấc ngủ kém vừa giảm sự thèm ăn”, lương y Ngô Đức Phương nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, nhiều người lại có thói quen uống thuốc với trà. Đây là việc làm hết sức sai lầm, bởi trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là tannin kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, cơ thể phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc có thể biến mất.

Huyền Anh 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !