Tăng mức độ phủ thanh toán không tiền mặt ở vùng sâu, vùng xa

Mới đây, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp với Báo Điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến "Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa".

Buổi tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng cũng như chia sẻ các giải pháp triển khai từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, hướng đến thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự quan tâm của NHNN, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán đã có những bước phát triển theo hướng hiện đại. Đến nay đã có đa dạng các phương thức thanh toán với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, trong đó các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, hải đảo đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả.

Cụ thể, thời gian qua, NHNN đã ban hành thông tư, hướng dẫn, mở tài khoản hay mở thẻ theo định danh khách hàng điện tử (eKYC), khách hàng không cần đến ngân hàng mà vẫn có thể mở được các tài khoản thanh toán và mở được thẻ để thực hiện giao dịch. Đồng thời, từ năm 2015, NHNN đã chấp thuận cho một số đơn vị phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, bằng hình thức hợp tác giữa ngân hàng thương mại với một số tổ chức khác.

“Gần đây nhất là dịch vụ Mobile Money đã được NHNN cấp phép triển khai thí điểm trên phạm vi toàn quốc, phục vụ nhu cầu thanh toán của người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chỉ cần có sóng điện thoại là có thể thực hiện các giao dịch thanh toán”, ông Phạm Anh Tuấn nói. CÙng quan điểm nhưng dưới góc độ của đơn vị kết nối các tổ chức tài chính triển khai các phương thức thanh toán số cho người dùng, ông Nguyễn Hoàng Long – Phó Tổng Giám đốc NAPAS cho rằng: Trong 2-3 năm gần đây đã có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ của giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và xu hướng chuyển dịch từ việc rút tiền mặt để tiêu sang thanh toán trực tiếp qua thẻ, tài khoản.

Các vị khách mời tham gia Tọa đàm… Ảnh: NP

Theo ông Nguyễn Hoàng Long: Trước đây, mặc dù khi đã có thẻ rồi nhưng nhiều người vẫn ra cây ATM để rút tiền. Tuy nhiên những năm gần đây, thay vì rút tiền mặt, người dân thực hiện luôn giao dịch thanh toán bằng thẻ hoặc thanh toán thông qua việc chuyển khoản liên ngân hàng qua hệ thống của NAPAS. Có thể thấy tỉ lệ rút tiền mặt qua hệ thống của NAPAS đã giảm từ 12,1% của năm 2021, xuống còn 6,6% của năm 2022. Con số này chỉ bằng 1/10 so với 5-6 năm trước đây. Kết quả này cũng rất đáng mừng, cho thấy xu hướng và thói quen của người dân trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”.

Đi đúng định hướng chuyển đổi số 

Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 9/2022, khách hàng thí điểm là 2,34 triệu tài khoản Mobile Money, trong đó có 1,62 triệu tài khoản mở ở khu vực nông thôn, hải đảo, chiếm 69,23% tổng số tài khoản Mobile Money. Tổng số điểm phát triển kinh doanh của Mobile Money hiện nay của 3 nhà mạng là hơn 82.200 điểm, hơn 14.500 đơn vị chấp nhận thẻ để phục vụ việc thanh toán không dùng tiền mặt của người dân.

Từ điểm cầu trực tuyến tại TPHCM, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Chi hội thẻ Hiệp hội Ngân hàng, kiêm Phó Tổng Giám đốc Sacombank nhận định, còn có sự chênh lệch khá nhiều trong tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt ở thành phố và khu vực nông thôn. Do đó, mỗi khu vực cần chia ra phù hợp với giai đoạn phát triển.

Đại diện Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng cho biết: Hiện nay, số lượng người dân sở hữu 1 tài khoản trở lên chiếm tỉ trọng rất cao so với trước đây. Còn vấn đề thanh toán thì có thể người dân vẫn chưa ưa chuộng thanh toán không dùng tiền mặt do những lo ngại, trở ngại về mặt tiếp cận với những kỹ thuật mới trong thanh toán. Đó chỉ là vấn đề thời gian. Các ngân hàng và các thành phần tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán khác cần có sự vươn mình hơn nữa.

Theo lãnh đạo NAPAS, số lượng giao dịch thanh toán qua hệ thống NAPAS cũng tăng trưởng với con số rất ấn tượng, đặc biệt là giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Hiện nay, trung bình một ngày có 12 – 15 triệu giao dịch chuyển khoản qua hệ thống NAPAS. Đây không chỉ là giao dịch thanh toán giữa cá nhân với nhau, mà còn là những giao dịch cho thanh toán mua bán các hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với các cửa hàng, với các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ.

Tuy vậy, ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng, sự dịch chuyển thói quen người dùng vẫn chủ yếu ở những thành phố lớn. Thông qua sự giao thương và lưu thông hàng hóa dịch vụ cũng như luồng tiền giữa thành phố và khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, việc phát triển các giao dịch điện tử sẽ lan dần từ thành phố đến những đơn vị nông thôn.

Nam Phương

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !