Tăng học phí, sinh viên sắp phải “du học” trong nước?

Mức học phí đang áp dụng trong năm học 2014-2015 đã được nhiều trường ĐH tăng “kịch trần”.

Và, trước thông tin khung học phí sắp sửa được điều chỉnh theo hướng tăng cao, sinh viên các trường công lập không khỏi lo lắng.

Tự chủ là tăng học phí?

Tăng học phí, sinh viên sắp phải “du học” trong nước? - ảnh 1

Theo lãnh đạo Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), mức học phí ĐH với các trường tự chủ tài chính trong năm học 2014-2015 là 12 triệu đồng/năm, những năm sau đó có thể tăng lên đến 16,5 triệu đồng/năm. Bộ GD&ĐT cũng đang triển khai thí điểm tự chủ về tài chính tại các trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Hà Nội. Từ chủ trương này, nhiều trường ĐH đã “rục rịch” tăng học phí.

ĐH Kinh tế TPHCM đã công bố thu học phí ổn định theo kế hoạch, với mức thu áp dụng cho năm học 2014-2015 là 13 triệu đồng/năm. Mức học phí này sẽ tăng trong 2 năm học tiếp theo là 14,5 triệu đồng/năm và 16,5 triệu đồng/năm. Còn ĐH Hà Nội cho biết, dự kiến khoản thu học phí sẽ là 7,5 triệu đồng hoặc 8 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, ĐH Ngoại thương cũng đã xây dựng đề án tự chủ tài chính, lộ trình tăng học phí áp dụng ngay đối với sinh viên khóa mới nhập học năm 2014 – 2015, mức học phí mới vào khoảng 9 triệu đồng/năm đối với chương trình đại trà, mức thu ở các năm sau sẽ tiếp tục tăng dần. Năm học 2015 - 2016 có thể thu ở mức từ 11 - 12 triệu đồng/năm.

Hiện tại, nhiều trường ĐH, CĐ công lập trong cả nước đang áp dụng thu học phí theo Nghị định quy định về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng từ năm học 2010-2011, đến năm học này là năm cuối thực hiện lộ trình tăng học phí. Trong năm học 2014-2015, học phí các trường ĐH, CĐ đã tăng “kịch trần”, trong đó nhiều nhóm ngành đào tạo tăng gần gấp đôi so với năm đầu thực hiện.

Theo quy định nói trên, năm học 2014 – 2015 học phí nhóm ngành Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật và Nông, lâm, thủy sản là 550.000 đồng/tháng/sinh viên (năm học trước là 485.000 đồng/tháng/sinh viên). Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch có mức học phí là 650.000 đồng/tháng/sinh viên (năm học trước là 565.000 đồng/tháng/sinh viên). Mức học phí của nhóm ngành Y dược là 800.000 đồng/tháng/sinh viên (năm học trước là 685.000 đồng/tháng/sinh viên).

Học xong thành… “chúa chổm”?

Theo mức trần học phí của năm học 2014 – 2015, mỗi sinh viên phải đóng từ 5 – 10 triệu đồng/năm đã khiến nhiều sinh viên và gia đình “lao đao” mỗi dịp đầu học kỳ, nhất là những sinh viên ở vùng nông thôn. Nay lại nhận thông tin từ năm học sau, các trường tự chủ tài chính, trường công lập được tự điều chỉnh học phí khiến không ít sinh viên “choáng váng” bởi ngoài tiền học phí, chi phí học tập của sinh viên ngày càng tăng cao.

Khánh Nam (nhà ở Ba Vì, Hà Nội), sinh viên năm thứ 3 một  trường ĐH khối nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Năm học này em đã đóng hơn 6 triệu đồng học phí, tăng gần 1 triệu đồng so với năm trước. Học phí tăng, trong khi mọi thứ đều tăng so với năm ngoái. Mỗi tháng tiền thuê nhà trọ, tiền nước, tiền điện hết hơn 1 triệu. Tiền ăn tự nấu hết khoảng 750.000 đồng/tháng. Cộng với tiền mua vé xe bus, mua sách vở, quỹ lớp, điện thoại… tổng cộng mỗi tháng hết hơn 3 triệu đồng. Đấy là chưa tính tiền học phí”.

“Không riêng gì học phí, bây giờ cứ nghe thứ gì tăng là em thấy sợ. Nhà em ở vùng nông thôn, gia đình làm nông nghiệp nên đời sống không dư giả gì. Em được biết, để lo ăn học cho các con, mẹ em đã phải vay hơn 100 triệu đồng. Bây giờ mọi thứ đều tăng giá, không hiểu sau khi em ra trường, số nợ của nhà em sẽ là bao nhiêu nữa. Em cũng cố gắng để học tốt để có học bổng, đi làm thêm, nhưng cũng không đáng là bao”, Khánh Nam tâm sự.

Khi được hỏi về học phí, các khoản chi phí học tập, Thanh Nga (sinh viên năm thứ 2, Học viện Ngân hàng) cho biết: “Theo em, học phí như bây giờ cũng đã là cao rồi, tiếp tục tăng sẽ càng thêm khó khăn cho sinh viên và gia đình. Em thấy, đa phần sinh viên đều ở các tỉnh, vùng nông thôn và rất ít bạn gia đình khá giả, nên việc gia đình chu cấp tiền cho con học đại học là rất vất vả. Chi phí bây giờ mỗi ngày một tăng cho nhu cầu về đi lại, nhà trọ, ăn uống, học tập… nhìn chung là mỗi tháng trung bình một sinh viên tiêu tốn cũng phải 3-4 triệu đồng, một năm là vài chục triệu đồng”.

Dù mức học phí, chi phí học tập đại học ở Việt Nam vẫn thuộc nhóm thấp so với các nước trong khu vực, song trong bối cảnh thu nhập ở những vùng nông thôn vẫn chưa mấy cải thiện, nhiều phụ huynh “ví von” chuyện tăng học phí, các khoản chi phí phục vụ cho sinh viên bây giờ không kém là bao so với đi du học. Để có tiền cho con học đại học, nhiều gia đình đã phải vay mượn để lo cho con. Còn đối với sinh viên, khi họ ra trường là mối lo tìm việc làm, kèm theo đó là khoản nợ lớn phải trả, nếu có vay mượn khi học đại học.

Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước từ năm 2015 đến năm 2018. Theo dự thảo, đến năm 2015, mức giá được tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ. Đến năm 2016, giá dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước thêm chi phí quản lý chung của đơn vị. Đến năm 2018, mức giá tính đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý.


Quang Anh/Nguồn GĐXH

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !