Tâm sự của nam sinh nghèo trường Ngoại thương

Bạn sinh viên học giỏi, chăm chỉ làm thêm kiếm tiền đóng học phí với mong muốn giúp gia đình thoát nghèo, nhưng bỗng nhận được tin cha bị ung thư khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng.

Ngày 30/1, trên fanpage chia sẻ tâm sự của SV ĐH Ngoại thương đăng tải câu chuyện của một bạn sinh viên đã khiến nhiều người chú ý. Toàn văn câu chuyện như sau:

Tâm sự của nam sinh nghèo trường Ngoại thương - ảnh 1

Đại học Ngoại thương - Ngôi trường top đầu Việt Nam.

"Mình sinh ra trong một gia đình nông dân. Nhà mình nghèo lắm. Mình không biết nhà giàu khổ không, chứ nhà nghèo thì chắc chắn khổ.

Có những cảm nhận mình không bao giờ quên được. Mình vẫn nhớ mùa đông nào đấy, cũng lâu lắm rồi, hồi đấy chắc mình 6 - 7 tuổi, mình lẽo đẽo theo mẹ ra đồng, trên đầu đội một cái nia mạ nho nhỏ, nước bùn chảy từ trên đầu xuống gò má rồi xuống sống lưng, lạnh buốt.

Mẹ mình đẩy chiếc xe đạp đi trước, phía sau chằng chi chít mạ, còn chị mình đỡ cho mẹ, trên tay chị cầm theo những tấm bánh chưng bánh tét, chai coca to bên trong là nước mưa pha với nửa viên C sủi để uống cho đỡ khát.

Mùa hè mỗi khi được nghỉ học, mình lại xách xô theo bố đi đánh bũng, kiếm những con tôm, con tép, con cá để tối ra chợ bán. Những năm tháng đấy cứ tiếp diễn, bố mẹ tích góp từng đồng một để có tiền cho chị em mình đi học. Cũng không phải do bố mình không có học, bố mình cũng từng làm giảng viên nhưng thế sự xoay vần nên phải về quê sống.

Ngay từ bé, mình đã thấy nhà mình còn khó khăn, nên mình luôn lấy điều đó làm động lực để học tập. Chị em mình cũng học sinh giỏi 12 năm học, nhất huyện, nhất tỉnh tằng tằng. Mình vẫn nhớ mỗi lần mang được bằng khen nào đấy về nhà, bố mình lại đem nó đi ép plastic, rồi dán nó lên tường khoe với mọi người.

Nói về chuyện bố mẹ mình tích góp cho chị em mình đi học thì mình lại thấy xúc động. Mình nhớ hồi mình chuẩn bị đóng tiền học, nhà không đủ tiền vì phải mua thuốc hen suyễn cho mẹ, mẹ mình quyết định cắt tóc đem bán để gom tiền, hôm sau đi họp phụ huynh cho mình, mình biết mẹ thích để tóc dài lắm, cắt xong mình thấy mẹ thẩn thơ cả ngày. Mỗi lần chải tóc có tóc rối, mẹ lại vơ lại, nhét vào cái lọ để khi nhiều mẹ bán, mỗi lần bán chắc chỉ được 3-4 ngàn gì đấy.

Mẹ mình cũng trồng nhiều rau lắm, cứ chiều chiều mẹ lại hái rau, rồi chằng nó nào một cái chậu chở ra chợ bán, mỗi ngày bán cũng chỉ được 20-25 ngàn, nhưng đâu phải ngày nào cũng có rau mà bán. Sau bán rau không lãi, mẹ mình chuyển sang đi làm lò, mẹ mình bị suyễn di truyền, cứ ngửi mùi khói là tái phát, mỗi lần mẹ đi làm lò về, mẹ lại ngồi thở mà mình ứa nước mắt, mẹ đưa cho mình tờ 20 ngàn bảo mình cất hộ mẹ, thấy sao bèo bọt quá... Còn bố mình nữa, suốt ngày ở ngoài sông, ngoài mương mót cua mót cá, kiếm từng đồng đóng học cho mấy chị em.

Rồi chị em mình cũng vào đại học, cũng 27-28 điểm như con nhà người ta. Lần đầu vào Ngoại Thương mình bị choáng ngợp với các câu lạc bộ, nhưng mình quyết định chọn không tham gia, sáng đi học, chiều tối đi làm thêm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ đi làm về thì tranh thủ học bài.

Nhiều lúc bạn bè mình hỏi, mày học chăm thế để làm gì.... Mình chỉ cười, vì chắc chỉ mình biết không học sẽ khổ thế nào. Vèo cái cũng 4 năm trôi qua, cũng học bổng này nọ năm này qua năm khác, giờ đang làm khóa luận nhưng được mời làm việc cho một công ty, tưởng chừng giờ có thể tự lo cho bản thân, lo cho chị những năm học ĐH còn lại, nếu có thể là báo hiếu cho bố mẹ thì lại nhận được tin bố mình mắc bệnh ung thư.

Giờ mình đang thấy rất khủng hoảng, mình không hiểu tại sao mình và gia đình mình luôn nỗ lực cho cuộc sống, luôn sống tốt với mọi người nhưng tại sao số phận lại đẩy gia đình mình vào hoàn cảnh như vậy.

Mình nói chuyện với bố mình, bố đừng làm ruộng nữa, chịu khó tập trung vào chữa bệnh bố ạ. Nhưng bố bảo thích đồng ruộng, thích làm mấy công việc đấy, lúc bố nói mình thấy rõ đôi mắt của bố long lanh, cảm giác đó là một phần cuộc sống của bố rồi. Tại sao có những người cả cuộc đời chịu khổ rồi, nhưng lại không có được một phút bình yên.

Mình nên làm gì bây giờ...".


Câu chuyện mang mã số 2292 trên "FTU Confession" nhận được rất nhiều sự đồng cảm, chia sẻ của các bạn trẻ. Nhiều người chia sẻ rằng sẵn sàng hỗ trợ tài chính để bạn sinh viên nghèo lo chữa bệnh cho cha, cũng như giúp đỡ bạn trong học tập. Những lời khuyên chân thành cũng được nhắn nhủ qua trang fan page này.

"Chị là niềm tự hào và hạnh phúc nhất của bố mẹ chị từ trước đến giờ. Vậy hãy tiếp tục sứ mệnh ấy đi, vì nếu khổ tâm em nghĩ bố chị sẽ khổ tâm và suy nghĩ hơn chị nhiều. Cuộc sống mình luôn được lựa chọn cảm xúc của mình mà. Thay vì buồn em nghĩ chị nên khiến những ngày này là ký ức đẹp nhất đối vs bố mẹ mình. Hãy khiến bố chị tự hào và là người cha hạnh phúc nhất. Cố lên chị", bạn Tiêu Ngọc Linh chia sẻ.

"28 điểm thi đại học, cố gắng như thế 4 năm qua, thành tích học tập... vậy là đủ biết bạn cũng đã nghị lực và cố gắng như thế nào. Cuộc đời thì không nói trước được điều gì. Mong có một phép màu kì diệu sẽ đến với bố bạn và gia đình bạn, cũng mong bạn giữ vững ý chí, tiếp tục cố gắng... Niềm vui khi thấy con mình hạnh phúc, thành công thì bệnh tình cũng phần nào thuyên giảm... Chúc điều kì diệu sẽ đến với gia đình bạn. Cố lên bạn", bạn Điển Trần an ủi.

"Nhà mình cũng nghèo lắm, cũng đang làm khóa luận, nhưng mình học dốt lắm, có muốn sang góp gạo thổi cơm chung cho đỡ tốn không?", bạn Hoa Little gợi ý.

Theo M.C/ Dân trí

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !