Tầm quan trọng để nhận diện một “Việt Nam biển”

Thế giới tiến ra biển và đại dương đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí quan trọng của nó đối với phát triển đất nước như vậy chính là một cách nhìn mới và đầy đủ về “chân dung kinh tế” của đất nước.

Phần lục địa nước ta không có nơi nào cách xa biển quá 500km, nơi hẹp nhất ở Quảng Bình và chỉ gần 50km nên yếu tố biển có thể phát huy ảnh hưởng đến mọi miền đất nước. Dải ven biển nước ta tạo ra nhiều “cửa ngõ” để mở cửa thông thương ra biển và đại dương với thế giới bên ngoài như: TP. Hải Dương, Vũng Tàu, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh…

Đánh thức tiềm năng dải ven biển và xây dựng chuỗi đô thị ven biển hiện đại gắn với cảng biển sẽ tạo ra các “cực tăng trưởng” có bán kính ảnh hưởng rất lớn đối với các vùng lãnh thổ sâu trong đất liền, tạo khả năng kết nối với không gian kinh tế biển và kinh tế đảo bên ngoài. Rộng hơn, nhiều khu vực của dải ven biển nước ta có thể kết nối với vùng lãnh thổ tây nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia thông qua phát triển hệ thống cảng biển, đường sắt và đường bộ hiện đại.

Việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí quan trọng của nó đối với phát triển đất nước như vậy chính là một cách nhìn mới và đầy đủ về “chân dung kinh tế” của đất nước

Năng lực nội sinh và nhu cầu nội vùng của dải ven biển nước ta cũng khá lớn: Tập trung các nguồn tài nguyên thiên nhiên, 20/25 hệ sinh thái biển, ven biển quan trọng nhất, tập trung khoảng 50% dân số cả nước (tính cho các tỉnh ven biển) và 30% dân số cả nước (tính cho huyện ven biển); 50% đô thị lớn và trên 300 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ven biển lớn đã và đang được đầu tư phát triển mạnh, trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia Bắc, Trung, Nam.

Một dải đất hẹp và bờ biển dài như vậy vừa có lợi thế trong phát triển vừa có giá trị chiến lược về mặt phòng thủ đất nước khi xảy ra chiến tranh. Để phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu, việc tổ chức lại lãnh thổ ven biển, tập trung vào đa dạng hóa và kết nối các loại hình phát triển theo vùng tự nhiên -  sinh thái ven biển khác nhau là một nhiệm vụ mang tầm chiến lược.

Phát triển vũng ven biển nhằm tạo ra động lực lan tỏa hỗ trợ phát triển vùng trung du – miền núi, đồng thời tạo cơ sở cho phát triển một nền kinh tế biển vững chắc và lâu dài.

Điều này tạo ra tiền đề cho việc hoạch định một chiến lược mang tầm cỡ gắn với một nền quốc phòng, an ninh trên biển vững chắc, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển trong bối cảnh tranh chấp sẽ còn nhiều kéo dài ở biển Đông.

Quá trình toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh, Đông Á càng bùng nổ phát triển thì vị thế đó của Việt Nam càng được củng cố và nâng cao. Vì vậy, tiến ra biển là xu thế tất yếu của dân tộc ta để tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên liệu, năng lượng, thực phẩm cho tương lai.

Đó là một hướng đi đúng, một cách nhìn xa trông rộng và trong bối cảnh hiện nay rất cần một quyết tâm chính trị, tính nhất quán về chủ trương và một kỷ cương về hành động của toàn Đảng,toàn quân và toàn dân của cả dân tộc để biển lợi thế của biển thành lợi ích của đất nước.

Dựa vào lợi thế về biển đảo, các thế hệ người Việt đã liên tục thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc gia cũng như công ước biển quốc tế.

Rõ ràng các vấn đề biển của nước ta vừa chứa đựng yếu tố quốc gia vừa chứa đựng yếu tố quốc tế. Cho nên chính sách biển nước ta một mặt phải có tác động điều chỉnh hành vi phát triển của các ngành kinh tế biển tạo ra một trật tự pháp lý ổn định trên biển Việt Nam với sự góp sức của người dân, mặt khác phải có khả năng hội nhập quốc tế, phù hợp với tinh thần của Công pháp quốc tế.

Trong phát triển chúng ta cũng cần chú trọng phát triển nghề biển xa và chuẩn bị từng bước điều kiện để vươn xa ra đại dương.

Trong bối cảnh thế giới tiến ra biển và đại dương đang “lấy đại dương nuôi đất liền” như nói trên thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí quan trọng của nó đối với phát triển đất nước như vậy chính là một cách nhìn mới và đầy đủ về “chân dung kinh tế” của đất nước”.

Biển chính là không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam và phải trở thành yếu tố trọng yếu, không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân và trong việc lựa chọn con đường đi tới của dân tộc ta.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !