Tại sao tàu chiến Mỹ lại chọn đá Chữ Thập để tuần tra Biển Đông?

Hôm 10/5, tàu khu trục Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra tự do hàng hải quanh khu vực đá Chữ Thập. Đây đã là lần thứ ba hải quân Mỹ có các hoạt động tương tự nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên là Washington chọn đá Chữ Thập làm điểm đến.

Vào ngày 10/5/2016, tàu khu trục USS William P. Lawrence của Mỹ đã tiến hành hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) lần thứ ba trên Biển Đông. Nhiều quan chức Washington đã trông đợi sự kiện này từ nhiều tuần nay bởi lần FONOP cuối cùng đã diễn ra từ hơn 3 tháng trước và một quan chức quốc phòng Mỹ trước đó đã cam kết sẽ tiến hành các hoạt động tương tự định kỳ hai lần một quý. Các báo cáo cũng cho biết FONOP đã được chỉnh lại lịch trình vào tháng trước mà không rõ lý, vì vậy hoạt động tuần tra lần này của tàu chiến Mỹ không phải là sự kiện quá bất ngờ mà thực tế là chậm so với kế hoạch.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà quan sát ngạc nhiên chính là việc FONOP lần này là nhắm vào đá Chữ Thập. Cả hai lần tuần tra trước đó được coi là các chuyến đi “vô hại” bởi chúng nhắm thẳng vào các đặc điểm ở vùng lãnh hải theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). FONOP đầu tiên được tiến hành ở gần đá Su Bi, vốn nằm dưới biển khi thủy triều dâng cao nhưng vẫn trong khu vực 12 hải lý nên vẫn được coi là một vùng lãnh thổ. Chuyến tuần tra thứ hai được thực hiện gần đảo Tri Tôn, nổi hẳn trên mặt nước vì vậy chắc chắn nó có giá trị như một vùng lãnh thổ trên biển. Kết quả là, các tàu của Hải quân Mỹ phải đi qua những vùng lãnh hải này một cách “vô hại” mà không được tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào.

Tại sao tàu chiến Mỹ lại chọn đá Chữ Thập để tuần tra Biển Đông? - ảnh 1

Mỹ cam kết sẽ thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra trên Biển Đông.

Đá Chữ Thập, địa điểm tiến hành FONOP lần này cũng có nét tương đồng với hai lần trước, đó là tàu khu trục William P. Lawrence đã thực hiện một chuyến đi vô hại trong khu vực 12 hải lý. Tuy nhiên, đá Chữ Thập được đánh giá là nơi “vô cùng nhạy cảm” bởi đó là trọng tâm cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông trong tương lai. Đá Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đáp trả, Trung Quốc đã cho hai chiến đấu cơ J-11, một máy bay cảnh báo sớm Y-8 cùng một tàu khu trục và hai khinh hạm để cảnh báo tàu hải quân Mỹ.

Trước đó, một số chuyên gia muốn Mỹ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ hơn để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, họ hy vọng sau hai lần FONOP đầu tiên, Washington sẽ nhắm vào đá Vành Khăn để thể hiện rằng Mỹ không phải không dám đụng đến những nơi như đá hay rạn san hô chỉ bởi vì Trung Quốc đã tạo ra một hòn đảo trên đó.

Đa phần đá Vành Khăn chìm dưới biển, có nghĩa là nó chỉ tồn tại khu vực an toàn khoảng 500 m, thay vì 12 hải lý như những nơi khác. Mặc dù Bắc Kinh đã tạo ra hơn 5 triệu m2 đảo nhân tạo đủ để xây một nhà chứa máy bay và bến cảng trên đá Vành Khăn nhưng UNLOS đã khẳng định rõ rằng rằng các hòn đảo và đá trên biển phải được hình thành một cách tự nhiên. Vì vậy, Mỹ hoàn toàn có đầy đủ quyền pháp lý để tiến hành các hoạt động quân sự bình thường trong khu vực 12 hải lý của đá Vành Khăn, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy Washington sẽ không thay đổi các hoạt động đáp trả tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.

Đó là mong muốn của các chuyên gia, tuy nhiên Mỹ lại chọn đá Chữ Thập thay vì đá Vành Khăn, điều này khiến các nhà phân tích đặt ra câu hỏi về quyết định khó hiểu của các quan chức Mỹ. Có hai giả thiết có thể giải thích tại sao chính quyền Obama lại một lần nữa “lảng tránh” một hoạt động cứng rắn và mạnh mẽ như trên.

Đầu tiên, một số chuyên gia lập luận rằng Nhà Trắng đơn giản là không muốn tạo rủi ro và quyết định sẽ tránh bất kỳ cuộc khủng hoảng tiềm tàng nào đối với Bắc Kinh trong năm cuối cùng tại nhiệm của ông Obama. Các nhà phê bình này cho rằng Washington coi các cuộc tuần tra vô hại này không khiến tình hình leo thang, vì vậy họ đã chọn cách tránh đá Vành Khăn bởi nó có thể buộc Mỹ phải tiến hành các hoạt động quân sự khi đi qua đây. Vì Nhà Trắng đã thực hiện tuần tra gần đá Su Bi, vốn là một trong ba địa điểm Bắc Kinh xây dựng đường băng ở Trường Sa, thì việc tiếp tục cho tàu hải quân hoạt động gần đá Chữ Thập cũng là một bước đi logic tiếp theo nếu như loại bỏ phương án đá Vành Khăn.

Một giả thiết khác được đặt ra, đó là Nhà Trắng cũng có thể chờ để tiến hành tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần đá Vành Khăn cho đến khi Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra quyết định về trường hợp Philippines kiện Trung Quốc. Tòa có thể đưa ra kết luận rằng đá Vành Khăn là một vùng nằm dưới mặt nước biển chứ không phải là một hòn đảo hay đá. Điều này sẽ khiến Bắc Kinh khó có thể tuyên bố hoạt động tuần tra của Mỹ là một hành động khiêu khích. Vì vậy, một số lãnh đạo Washington tin rằng việc trì hoãn FONOP ở đá Vành Khăn cho đến khi vụ kiện tụng được giải quyết có thể đảm bảo rằng Mỹ thực hiện đúng luật pháp quốc tế, từ đó giúp Nhà Trắng có cơ hội củng cố thêm sức mạnh quyết định của tòa án.

Điều này khá hợp lý đối với chính quyền Obama khi Nhà Trắng có thể tránh được những rủi ro không đáng có. Điều quan trọng hơn là Mỹ cần phải tiếp tục thực hiện các cam kết tiến hành FONOP thường xuyên để các hoạt động đơn lẻ không trở thành những “quả bóng chính trị”. Giống như các hoạt động giám sát trên vùng lãnh hải và không phận quốc tế, kế hoạch tuần tra của Mỹ cần phải được xem là đúng luật và không phải là quyết định mang tính chính trị. Các hoạt động tuần tra thường xuyên của Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng bởi nếu Washington không đáp lại những tuyên bố bất hợp pháp của Bắc Kinh thì các quốc gia nhỏ hơn sẽ rất khó có thể làm điều đó.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn sẽ chỉ trích mọi hành động của Washington bất chấp mọi hoàn cảnh. Ví dụ, sau hoạt động hôm 10/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng FONOP của Mỹ đã “đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh Trung Quốc, gây nguy hiểm cho người dân và các cơ sở trên đảo, phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực”. Những tuyên bố này không có gì mới và đây cũng không phải là cái giá quá đắt để trả cho những ai muốn tán thành các quy định và củng cố trật tự thế giới.

Bài viết là phân tích của hai tác giả Zack Cooper, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, đồng thời là tiến sĩ Đại học Princeton và Bonnie S. Glaser, cố vấn cấp cao phụ trách châu Á và là giám đốc dự án sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm. Nội dung được đăng tải trên Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Tuệ Minh (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !