Tại sao ‘siêu pháo’ điện từ của Mỹ thất bại thảm hại?

Theo báo cáo của hãng thông tấn Vzglyad/Nga, Dự án “khẩu pháo thần kỳ” của Mỹ đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn.

Thực tế đã cho thấy, Lầu Năm Góc đã chi một khoản tiền khổng lồ để phát triển một loại vũ khí vô dụng - pháo điện từ (pháo sử dụng lực điện từ để phóng đạn vận tốc cao). Mỹ đã đặt nhiều hy vọng vào công nghệ quân sự mới này, tuy nhiên, kết quả của các cuộc kiểm tra kéo dài 16 năm lại khác xa với hy vọng của quân đội.

Dự thảo ngân sách năm 2022 của Bộ Hải quân Mỹ được đệ trình lên Quốc hội không bao gồm chi tiêu cho Dự án chế tạo pháo điện từ. Kể từ năm 2005, khoản chi này đã xuất hiện trong danh sách "các dự án nghiên cứu và phát triển trong tương lai" của Hải quân hàng năm. 

{keywords}
Một cuộc thử nghiệm pháo điện từ của Hải quân Mỹ. Nguồn: Sina.

Phát ngôn viên của Hải quân Mỹ đã tuyên bố, dự án pháo điện từ sẽ bị đóng băng và tất cả nội dung nghiên cứu và phát triển sẽ được niêm phong. Điều này có nghĩa là dự án tiêu tốn hơn 500 triệu USD đã thực sự thất bại.

Tại sao Dự án “khẩu pháo thần kỳ” của Mỹ bây giờ lại được đưa đến “Bảo tàng Hải quân”?

Năm 2005, khi bắt đầu phát triển pháo sử dụng lực điện từ để phóng đạn vận tốc cao, loại pháo mới đầy hứa hẹn này có một nhiệm vụ đầy tham vọng đó là: Sử dụng điện từ trường thay vì thuốc súng truyền thống để đẩy đạn pháo đạt tầm bắn hàng trăm km.

Về mặt lý thuyết, khẩu pháo có thể tăng tốc viên đạn lên khoảng Mach 6, tức là gấp 6 lần tốc độ âm thanh. Tuy nhiên, khẩu này thực sự chưa bao giờ đạt tốc độ này - kết quả thử nghiệm tốt nhất năm 2016 chỉ là Mach 3,6. 

Mặc dù tốc độ này lớn hơn hẳn so với các loại pháo thông thường, nhưng vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Tầm bắn của pháo này chỉ 180 km, khác xa so với quảng cáo từ 400 đến 500 km.

Nhược điểm chính của khẩu pháo này thậm chí không nằm ở điều này. Vấn đề là khẩu pháo không thể đảm bảo tấn công trúng mục tiêu khi ở vận tốc cao nhất. 

Độ cong của bề mặt trái đất, trọng lực không đều, nhiệt độ không khí, mật độ hoặc độ ẩm giảm, và thậm chí cả gió thông thường - tất cả những điều này đã hạn chế độ chính xác khi bắn của pháo. Ngay cả trong phạm vi hàng chục km, độ chính xác của pháo cũng không bằng các loại pháo thông thường.

Ở phạm vi giới hạn 180 km, sai số xác suất tròn của pháo có thể dễ dàng lên tới hơn 100 mét. Các quả đạn không thể bắn trúng mục tiêu cố định, còn để bắn vào các mục tiêu di động thì còn khó hơn nữa.

Tuy nhiên, điều đáng thất vọng hơn cả chính là học thuyết về việc sử dụng "khẩu thần công". Lần ra mắt đầu tiên của khẩu pháo này đã tiết lộ việc bố trí khẩu pháo này, khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt chính là con tàu được dự kiến sẽ bố trí “siêu pháo”. 

Việc bố trí này sẽ phá vỡ khái niệm tàng hình của Zumwalt, điều này có nghĩa là Zumwalt sẽ dễ dàng bị “xóa sổ” bởi tên lửa chống hạm hoặc lực lượng hàng không hải quân của đối phương.

Ngoài ra, như đã được chứng minh trong các cuộc thử nghiệm, pháo từ trường không thể bắn trong thời gian dài - tuổi thọ nòng của nó rất ngắn, đặc biệt là khi so sánh với pháo truyền thống. 

Tốc độ bắn của loại pháo này cũng chậm - bộ nguồn trên tàu chỉ có thể đảm bảo 1 đến 2 phát bắn mỗi phút. Để tăng tốc độ bắn, tàu cần được trang bị lò phản ứng hạt nhân và hệ thống làm mát hiện đại.

Khả năng bắn xuyên thấu cũng là một vấn đề, đặc biệt là ở khoảng cách xa. Lực cản của không khí sẽ nhanh chóng làm giảm tốc độ của đạn pháo. Vì vậy, ngay cả khi tấn công trúng mục tiêu, uy lực của nó cũng sẽ không vượt quá pháo hạng trung.

Do đạn pháo đường ray từ tính không chứa thuốc nổ (dựa vào động năng để tiêu diệt), nên không thể trang bị đầu đạn sát thương hoặc đầu đạn gây cháy, và sai số xác suất hình tròn lớn làm cho pháo điện từ hoàn toàn vô dụng.

Hệ thống phòng không S-500 vừa khẳng định uy lực ‘khủng khiếp’

Hệ thống phòng không S-500 vừa khẳng định uy lực ‘khủng khiếp’

Nga mới đây đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không S-500, đây là hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới.

Đức Trí (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !