Tại sao nói: Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tâm thức bảo vệ biển?

Hỏi: "Tôi nghe nói, dân tộc ta có tiềm thức biển và văn hóa biển rất mạnh mẽ. Vậy cơ sở nào để chứng minh điều đó? Rất mong BBT có thể giải thích cho tôi hiểu điều này"- Độc giả Vũ Văn Bản (Hà Nội)

Trả lời: 

Cảm ơn độc giả Vũ Văn Bản đã gửi câu hỏi rất hay. Để chứng minh điều này, trong một bài nhỏ, chúng tôi không thể giải thích được hết. Tuy nhiên có thể nói một cách sơ lược nhất như sau:

Do địa lý Việt Nam nằm trải dài ven biển nên như một sự tự nhiên, phần lớn người Việt bám biển để sống. Biển nuôi sống nhiều đời dân Việt. Người Việt đã sớm làm chủ các vùng ven biển và hướng ra những quần đảo xa. Không chỉ có lễ hội, tài liệu truyền miệng, sách ký sự khẳng định điều đó mà ngay cả tài liệu có giá trị pháp lý của Nhà nước cũng đã khẳng định người Việt làm chủ, thực thi chủ quyền với Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ rất sớm.

Theo thống kê, phần lớn các cuộc xâm lược nhằm vào Việt Nam thường đi từ hướng biển. Vậy biển là phên dậu là sự sống còn của người Việt nên từ lâu người Việt đã có ý thức về biển.

Một trong bài thơ mà Nhà tiên tri, nhà văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) để lại, mà một số học giả tìm thấy, công bố, cũng khẳng định:

"Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình)

Trong chuyến công tác tại đảo Quan Lạn (Quảng Ninh), tại nơi đã từng diễn ra trận Hải chiến trên dòng Sông Mang- Vân Đồn (một dòng sông trên biển), người viết bài này đã được tận mắt chứng kiến câu đối bất hủ ngay cổng vào thờ Tướng Trần Khánh Dư: "Hữu nghị giao thương, thương cảng thịnh/ Xâm lăng khởi chiến, chiến trường nghênh" (Dịch: Nếu hữu nghị hòa hiếu thì đây sẽ là thương cảng thịnh vượng buôn bán/ Còn nếu muốn xâm lăng, khởi động chiến tranh thì nơi đây cũng sẵn sàng là chiến trường để nghênh đón). Theo ông Phạm Quốc Duyệt, người am hiểu, kể chuyện lịch sử đảo Quan Lạn khẳng định: "Câu đối này có từ những ngôi đền cũ, lâu đời"

Tại sao nói: Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tâm thức bảo vệ biển? - ảnh 1

Vế sau "Xâm lăng khởi chiến, chiến trường nghênh" của Câu đối bất hủ thể hiện tinh thần chống giặc xâm lăng trên đảo Quan Lạn (Ảnh Hồng Chuyên)

Một phần quan trọng để chứng minh điều này phải kể đến những lễ hội đặc sắc của cư dân ven biển. Theo sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam", thống kê sơ bộ, cả nước có 8.902 lễ hội trong đó có 7.005 lễ hội dân gian truyền thống, 1.399 lễ hội tôn giáo, 409 lễ hội lịch sử cách mạng và 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Lễ hội là một hoạt động văn hóa thu hút đông đảo quần chúng tham gia với tư cách vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởng thụ những thành quả do hoạt động văn hóa đó mang lại. Lễ hội xuất hiện khắp mọi nơi trên cả nước nhưng lễ hội ở các địa phương vùng biển Việt Nam vừa độc đáo, đặc sắc vừa mang đậm hơi thở cuộc sống của người dân vùng biển.

Một số lễ hội tiêu biểu là: Hội Đức Thánh Trần, Hội lễ Bạch Đằng, Lễ hội Đền Cửa Ông (Quảng Ninh), Hội Chọi trâu, Hội Đền Bà (Đồ Sơn, Hải Phòng), Hội đua thuyền (Cát Hải, Hải Phòng), Hội Đền Độc cước, Đền Bà Triệu (Sầm Sơn, Thanh Hóa), lễ hội đền Cuông, đền Cờn, lễ hội Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí, Hội lễ Khai Canh (huyện Yên Thành, Nghệ An); lễ hội Cầu ngư của ngư dân (Nghệ An); Hội lễ Nhượng Bạn (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh); Hội lễ Cầu ngư (Đồng Hới, Quảng Bình); Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn, Quảng Ngãi); Hội lễ Hò khoan, Lễ hội đua thuyền truyền thống (Quảng Bình); Lễ hội đua thuyền, Lễ hội rước hến làng Mai Xá (Quảng Trị); Hội lễ Quán Thế âm (Đà Nẵng); Hội lễ Bà Thu Bồn (Quảng Nam), Hội lễ Long Chu  (Hội An, Quảng Nam); Hội lễ Đổ Giàn (Bình Định); Hội lễ Pô Nagar, Hội lễ Yến Sào (Nha Trang, Khánh Hòa); Hội lễ Dinh Thầy (Ninh Thuận); Hội lễ Dinh Cố, Hội lễ đình Thần Thắng Tam (Bà Rịa - Vũng Tàu); Hội lễ Nghinh Ông (Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh, Bạc Liêu); Lễ Cúng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang, Sóc Trăng); Lễ hội Vía Bà (Cà Mau); Lễ hội Ooc-om-bok và lễ hội Nghinh Ông - Kiên Hải (Kiên Giang),...

Tại sao nói: Dân tộc Việt Nam là dân tộc có tâm thức bảo vệ biển? - ảnh 2

Lễ hội đền Cửa Ông (Quảng Ninh) một trong dấu hiệu tâm thức biển, lịch sử chống giạc ngoại xâm trên biển (nguồn Báo Quang Ninh)

Bên cạnh các lễ hội đặc thù của từng địa phương thì hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển thường có tục lệ tổ chức lễ hội cầu ngư hoặc lễ hội Nghinh Ông là loại hình lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho ngư dân làm ăn trên biển thuận lợi, an toàn.

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !