Sức mạnh Su-27 của Không quân Việt Nam

Là máy bay chiến đấu hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo, Su-27 bắt đầu về Việt Nam từ giữa những năm 1990, giữ vai trò quan trọng cho tới ngày nay.

Sức mạnh Su-27 của Không quân Việt Nam

Hiện Không quân Việt Nam được trang bị 3 biến thể của Su-27; bao gồm tiêm kích Su-27SK, biến thể huấn luyện Su-27UBK và Su-27PU, sau này được đổi tên thành Su-30.

Dù là biến thể nhưng tất cả các chiến đấu cơ Su-27 trong biên chế Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đều thừa hưởng những tính năng đặc trưng của loại chiến đấu cơ hạng nặng tốt nhất và thành công nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Được viện nghiên cứu OKB của Sukhoi phát triển, Su-27 (phương Tây vẫn gọi là "Flanker" - kẻ tấn công sườn) được ra đời nhằm chiếm ưu thế trên không và đối trọng với F-15 Eagle của không quân Mỹ. Trên thực tế, những yêu cầu thiết kế đối với Su-27 được dựa trên cơ sở là khả năng chiến đấu của F-15 Eagle nhưng được gia tăng thêm 10%. Trên thực tế, Su-27 vượt trội so với yêu cầu của các nhà sản xuất và trở thành vũ khí làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Su-27 được phát triển với nhiều biến thể khác nhau nhằm phục vụ các mục đích sử dụng và xuất khẩu. Khả năng nhào lộn tuyệt vời của Su-27 được biết đến ở nhiều triển lãm vũ khí thế giới, trong khi những hợp đồng mua bán Su-27 cũng liên tiếp được kí kết.

Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia. Hiện vẫn còn 11 quốc gia sử dụng chiến đấu cơ tinh nhuệ, có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích này.

Góp mặt trong không quân Việt Nam từ gần 2 thập kỉ trước, những chiến đấu cơ Su-27 đang ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ bầu trời, chủ quyền đất liền và biển đảo của đất nước. Những biến thể Su-27 mà Việt Nam đang sở hữu đều có sức mạnh tác chiến không thua kém so với phiên bản nội địa trang bị cho Không quân Nga.

Được triển khai sản xuất từ năm 1991, Su-27SK (Việt Nam đang có) là loại chiến đấu cơ đa nhiệm dành cho xuất khẩu. Với khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công, tiêu diệt các loại chiến đấu cơ có và không có người lái, cũng như bắn hạ các loại tên lửa hành trình, tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển... Su-27SK được xem là át chủ bài trong tác chiến tầm trung.

Su-27SK sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh.

Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.

Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27SK đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.

Hệ thống kiểm soát mục tiêu Optronic của Su-27SK bao gồm các thiết bị định vị quang điện và HMS, hệ thống hiển thị gắn trên mũ phi công. Hệ thống quang điện tử bao gồm các thiết bị tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại và laser để đo khoảng cách và kích thước của mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Hệ thống vũ khí của Su-27SK gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân. Su-27SK có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.

Ngoài ra, Su-27SK còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.

Sức mạnh Su-27 của Không quân Việt Nam

Su-27UBK rất mạnh.

Bên cạnh Su-27SK, Việt Nam còn sở hữu loại chiến đấu cơ Su-27UBK, phiên bản xuất khẩu của Su-27UB. Là loại chiến đấu cơ được sử dụng với mục đích huấn luyện chiến đấu, Su-27UBK được trang bị nhiều hệ thống mà các biến thể chiến đấu cơ Su-27 khác không có như hệ thống truyền thông hợp nhất trên các tần số radio VHF và HF, hệ thống dẫn đường cũng như cảnh báo mục tiêu mặt đất ở phạm vi gần, ghi nhớ lịch trình bay….

Hệ thống vũ khí giống hệt với những phiên bản Su-27, trong khi những chiếc Su-27UBK được bổ xung thêm 1 máy tính chuyên trách, một kênh kiểm soát vũ khí, một màn hình tinh thể lỏng trong buồng lái và một radar xung điện NIIP N-001 cho phép theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.

Không dừng lại ở chức năng đào tạo, quá trình phát triển Su-27UBK giúp các nhà thiết kế hoàn thiện các chức năng để nâng cấp Su-30 thành Su-30KN, chuyển từ nhiệm vụ giành ưu thế trên không sang chiến đấu đa nhiệm và tấn công các mục tiêu trên mặt đất với độ chính xác cao.

Sức mạnh Su-27 của Không quân Việt Nam

Su-27PU sau này được đổi tên thành Su-30.

Không quân Việt Nam còn đang Su-27PU trong biên chế, vốn được coi là mẫu Su-30 đầu tiên. Chính thức được không quân Nga đưa vào hoạt động năm 1996, Su-27PU có khả năng thực hiện hầu hết các nhiệm vụ bao gồm chiếm ưu thế trên không và cường kích. Su-27PU ra đời trong bối cảnh Su-27 truyền thống không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Nga. Chính vì lẽ đó, Su-27PU có khả năng tác chiến như tiêm kích đánh chặn hay "sở chỉ huy trên không".

Nó cũng được thừa hưởng nhiều chức năng ưu việt từ loại chiến đấu cơ dành cho huấn luyện Su-27UB, tiền thân của Su-27UBK. Để phục vụ việc hoạt động trên phạm vi rộng, Su-27PU có thể tiếp nhiên liệu trên không cùng với hệ thống radar được nâng cấp NIIP N001. Ngoài ra, buồng lái 2 phi công giúp máy bay có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ tầm xa.

Nhờ hệ thống kết nối dữ liệu và duy trì liên lạc tối tân nên Su-27PU được sử dụng như một máy bay chiến đấu kiểm soát trên không. Ngoài ra, nó vẫn được trang bị các loại vũ khí tối tân theo đúng thiết kế của một chiếc Su-27 để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu.

Su-27/30 Việt Nam.

TRỊNH DUY

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !