Sức mạnh khủng khiếp của ‘pháo đài bay’ B-52 bản nâng cấp mới nhất

“Pháo đài bay” B-52 được coi là biểu tượng của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, máy bay này liên tục được Mỹ nâng cấp để kéo dài tuổi thọ.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 đã phục vụ Quân đội Mỹ hơn 60 năm, trong những năm gần đây, Không quân Mỹ đã liên tục nâng cấp nó, có nguồn tin cho rằng, B-52 sẽ phục vụ Không quân Mỹ cho đến những năm 2050 .

Mới đây, Tướng Timothy Ray – người đứng đầu Bộ Tư lệnh các lực lượng tấn công chiến lược toàn cầu của Mỹ đã tiết lộ chi tiết về kế hoạch nâng cấp tiếp theo đối với máy bay B-52.

{keywords}
Máy bay ném bom chiến lược B-52 – biểu tượng của Mỹ trong Chiến tranh Lanh. Nguồn: huanqiu.

Điểm đáng chú ý nhất là, B-52 sẽ được thiết kế lại và được áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, làm cho máy bay tiết kiệm ít nhất 20% chi phí nhiên liệu bay.

Timothy Ray nói rằng, máy bay ném bom B-52 đã rất cũ, mặc dù một số phụ kiện và bộ phận thiết bị kỹ thuật số đã được nâng cấp trước đó, nhưng nó vẫn là một máy bay sử dụng công nghệ cũ, “nếu bạn muốn thực hiện hiệu quả các cuộc tấn công điện tử hoặc hiện đại hóa nhanh chóng, bạn phải đạt được số hóa”.

Về chi phí nhiên liệu, vị tướng Mỹ nói rằng máy bay B-52 được thiết kế lại có thể tiết kiệm ít nhất 20% chi phí nhiên liệu, đây không phải là tiết kiệm 20% lượng tiếp dầu trên không.

Trong một số trường hợp, nhu cầu cần hỗ trợ từ máy bay tiếp dầu gần như "giảm một nửa", điều này đã mở rộng tính linh hoạt của lực lượng máy bay ném bom Mỹ và giải phóng hoạt động của lực lượng máy bay tiếp dầu cho các nhiệm vụ khác.

Theo các báo cáo trước đó, Không quân Mỹ bắt đầu nâng cấp phi đội B-52 vào năm 2013, trong đó tập trung hiện đại hóa buồng lái, hệ thống thông tin liên lạc, máy tính trên máy bay và hệ thống điện tử hàng không.

Khi khoang chứa vũ khí bên trong của máy bay được nâng cấp, các hệ thống tiếp đạn và điều khiển bệ phóng cũng được nâng cấp, cho phép B-52 có thể gắn các loại bom dẫn đường JDAM và tên lửa tầm xa JASSM-ER.

Theo số liệu, tính đến tháng 6 năm 2019, Không quân Mỹ có tổng cộng 58 chiếc B-52 đang phục vụ, với 18 chiếc trong kho, trong đó có khoảng 12 chiếc được lưu trữ dài hạn.

Vào tháng 4 năm 2020, Không quân Mỹ đã mua 608 động cơ thương mại và các phụ tùng thay thế liên quan cùng các yêu cầu về thiết bị hỗ trợ, các động cơ đã mua sẽ được sử dụng để nâng cấp động cơ của phi đội B-52.

Được biết, máy bay ném bom chiến lược B-52 - “biểu tượng của Chiến tranh Lạnh”, còn được biết đến với cái tên thân mật là “anh bạn to béo xấu xí” (Big Ugly Fat Fellow - BUFF). Sau thời gian dài hoạt động, máy bay này đã được nâng cấp lên phiên bản B-52H.

B-52H có tám động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P/103 - những động cơ đã được lắp đặt trong thập niên 60 cực kỳ thành công vào thời điểm đó. Năm 1996, một dự án để trang bị lại cho B-52 bốn động cơ Rolls Royce RB211 534E-4 đã được đưa ra (nhưng không bao giờ được thực hiện). Ngày 19/5/2020, Không quân Mỹ đã công bố yêu cầu đề xuất mở một cuộc thi mới.

Trước đây, việc tham gia đấu thầu cung cấp 608 động cơ có Tập đoàn GE Hàng không, Pratt & Whitney và Rolls-Royce. GE có thể chọn giữa động cơ CF34 hoặc Passport (hoặc cả hai phương án). P & W cung cấp PW800 và Rolls-Royce cung cấp F130.

Tháng 9 năm 2019, Rolls-Royce của Anh đã thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về động cơ phản lực F130 cho B-52, được phát triển dựa trên BR725, là một biến thể của Rolls-Royce BR700.

Động cơ F130 có lực đẩy tương đương với TF33; đáng chú ý là, mặc dù có kế hoạch ban đầu giảm số lượng động cơ, tùy chọn thay thế trực tiếp chúng (ít nhất là cho đến gần đây) vẫn được ưa chuộng hơn. Đồng thời, tầm hoạt động của máy bay vẫn tăng khoảng 20-40%: hiện nay, bán kính chiến đấu của máy bay là 7.200 km, đủ để thực hiện phần lớn nhiệm vụ chiến đấu.

{keywords}
Máy bay B-52 đã nhiều lần được Mỹ nâng cấp. Nguồn: Huanqiu.

Vũ khí của B-52  cũng được thay thế bằng tên lửa siêu thanh thuộc chương trình Vũ khí Phản ứng Nhanh Phóng từ Trên không (Air Launched Rapid Response Weapon - ARRW) hoặc AGM-183A - là tên lửa nhiên liệu rắn có vai trò chia tách đầu đạn siêu thanh gắn động cơ bổ trợ, theo thông tin không chính thức - tốc độ có thể đạt Mach 20.

B-52 cũng dự kiến sẽ có được Tên lửa Tầm xa Ngoài đường Chân trời (Long Range Standoff Missile - LRSO) hiện đang được phát triển, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, hoặc Tên lửa Hành trình Phóng từ Trên không (Air-Launched Cruise Missile - ALCM), để thay thế tên lửa AGM-86B.

Cùng với ALCM được thiết kế mới là một đầu đạn được thiết kế mới, có ký hiệu W80-4, hiện đang trong giai đoạn thiết kế ban đầu và đây lần đầu tiên sau 30 năm, hai dự án đã được thực hiện song song. W80-4 được sản xuất đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm tài chính 2025, với việc hoàn thành việc sản xuất vào năm 2031.

Chi phí dự kiến sẽ dao động trong khoảng từ 6,7-10,3 tỉ USD giữa năm tài chính 2018 và năm 2032; tuy nhiên, chương trình đầu đạn đã mất 120 triệu USD do sự chậm trễ liên quan đến các Nghị quyết liên tục kể từ năm tài chính 2016.

Lockheed Martin và Raytheon hiện đang ký hợp đồng trị giá 900 triệu USD như là một phần của giai đoạn giảm thiểu rủi ro công nghệ kéo dài bốn năm rưỡi để thiết kế vũ khí mới.

Trong năm tài chính 2022, Không quân có kế hoạch lựa chọn các thiết kế dự định tích hợp vũ khí với các máy bay ném bom có khả năng hạt nhân - B-52, B-2 và B-21 - với kế hoạch dự kiến thử nghiệm dã ngoại lần đầu tiên vào cuối những năm 2020.

Theo kế hoạch hiện đại hóa lên chuẩn B-52J, BUFF sẽ được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động mới để thay thế hệ thống AN/APQ-166 hiện tại của Northrop Grumman. Radar mới dựa trên APG-79 và APG-82 của Raytheon sẽ tăng cự ly và số lượng mục tiêu mà B-52 có thể phát hiện. Các thử nghiệm mặt đất và bay đầu tiên có thể diễn ra sớm nhất là vào năm 2023.

Không quân đang muốn hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ BUFF, thay thế chức năng cho hệ thống đối phó điện tử (Electronic CounterMeasures - ECM) hiện hữu ALQ-172, hoặc, sẽ giúp giải quyết các vấn đề về lỗi thời và tăng độ tin cậy mà không cần nâng cấp tính năng của nó.

Nga ‘vô tình’ tiết lộ thành quả quân sự để răn đe phương Tây?

Nga ‘vô tình’ tiết lộ thành quả quân sự để răn đe phương Tây?

Vừa qua, Nga đã “vô tình tiết lộ” nhiều thành tựu từ bố trí lực lượng đến phát triển vũ khí trang bị, mục đích của Nga là gì?

Đức Trí (lược dịch)

Cận cảnh tổ hợp tên lửa Buk-M1 của Ukraine bị UAV Nga tập kích

Tài khoản Telegram Intel Slava Z mới đây đã công bố video máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet của Nga tập kích hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M1 của Ukraine.

Video quân Ukraine dùng đạn thông minh bắn pháo Nga

Với một số quả đạn thông minh M982 Excalibur, quân đội Ukraine đã phá hủy hai pháo tự hành 2S19 Msta của Nga.

Quân Ukraine tấn công phòng tuyến Nga gần ‘chảo lửa’ Bakhmut

Quân đội Ukraine gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công vào phòng tuyến Nga ở gần làng Klischiivka, nơi nằm cách ‘chảo lửa’ Bakhmut gần 8km về phía tây nam.

Video Israel thử nghiệm thành công hệ thống phòng không trên biển C-Dome

Hải quân Israel mới đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không C-Dome, được coi là phiên bản trang bị trên tàu khu trục của hệ thống Vòm Sắt nổi tiếng.

Nga phá hủy đoàn xe bọc thép chở quân VAB ở Ukraine

Đoạn video mới đây được phía Nga công bố cho thấy cảnh phá hủy một đoàn xe bọc thép chở quân của lực lượng vũ trang Ukraine.

Video Nga dùng súng cối tự hành lớn nhất thế giới công phá mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh các khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới của nước này tấn công mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tính năng pháo tự hành ‘cung thủ’ Thụy Điển sắp gửi cho Ukraine

Các quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine và Thụy Điển gần đây đã thống nhất thời điểm Stokholm chuyển giao một số pháo tự hành Archer cho Kiev.

Sức mạnh súng bắn tỉa Barrett XM109 của Mỹ

Với loại đạn 25 x 59mm, súng bắn tỉa Barrett XM109 có thể dễ dàng vô hiệu hóa thiết giáp hạng nhẹ của đối phương.

Tàu do thám Nga bị UAV tấn công ở Biển Đen

Tàu trinh sát thuộc dự án 18280 mang tên Ivan Khurs của Nga khi đi qua eo biển Bosphorus đã bị 3 máy bay không người lái (UAV) tấn công.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tới Na Uy tập trận

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đã di chuyển tới thành phố Oslo của Na Uy vào hôm nay (24/5).

Đang cập nhật dữ liệu !