P-8A của Mỹ lần đầu khai hỏa AGM-84D Harpoon ở châu Âu
Máy bay chống ngầm P-8A của Mỹ lần đầu tiên thực hiện sứ mệnh phóng tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất thế giới AGM-84D Harpoon ở châu Âu.
Mới đây, máy bay chống ngầm P-8A thuộc Phi đội máy bay tuần tra số 4 (VP-4) của Hải quân Mỹ đã phóng hai tên lửa chống hạm AGM-84D Harpoon nhằm tấn công một tàu mục tiêu ngoài khơi Na Uy. Đây là lần đầu tiên P-8A của Mỹ sử dụng tên lửa không đối hạm này tại khu vực châu Âu.
Tên lửa không đối hạm AGM-84D Harpoon là sát thủ diệt hạm đáng sợ nhất thế giới. Nguồn: huanqiu. |
Theo một báo cáo của truyền thông Mỹ, máy bay chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã tiến hành khoa mục phóng tên lửa chống hạm trong cuộc tập trận chung đa quốc gia mang tên Formidable Shield 2021 mới phát động.
Trong cuộc tập trận này, Mỹ đã triển khai 3 máy bay chống ngầm P-8A để thách thức hải quân "đối phương" thông qua tên lửa chống hạm Harpoon, đồng thời tiến hành hỗ trợ các hoạt động tấn công.
Các quan chức thuộc Phi đội máy bay tuần tra số 4 của Hải quân Mỹ cho biết, kíp chiến đấu đã chiếu hình ảnh máy bay chống ngầm P-8A hỗ trợ các hoạt động tấn công của nhiều đơn vị.
Việc phối hợp liên tục với các đồng minh NATO trên không và trên biển là rất quan trọng đối với các mục tiêu chiến lược và hoạt động của Quân đội Mỹ ở Bắc Đại Tây Dương.
P-8A là loại máy bay chống ngầm mới nhất của Hải quân Mỹ, máy bay này được cải tiến trên cơ sở máy bay Boeing 737-800ERX và được trang bị ngư lôi và tên lửa chống hạm, nó chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, chống tàu mặt nước và đánh chặn hàng hải.
Tháng 6/2013, trong quá trình thử nghiệm tích hợp vũ khí, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon đã phóng thành công trúng mục tiêu, hiện Mỹ đang tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa LRASM thế hệ mới.
Tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon là một trong số những loại tên lửa chống hạm mạnh nhất thế giới. Dù ra đời đã lâu nhưng nhờ những cải tiến liên tục khiến cho loại tên lửa diệt hạm này vẫn là một trong những thứ đáng sợ nhất trên biển.
AGM-84 Harpoon được thiết kế khá linh động để có thể trang bị trên nhiều phương tiện mang phóng như tàu chiến, tàu ngầm và cả máy bay ném bom chiến lược lẫn máy bay chiến đấu.
Hiện có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sở hữu loại tên lửa diệt hạm nguy hiểm này. Năng lực tác chiến của loại tên lửa này cực nguy hiểm khiến chúng luôn được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" đáng gờm nhất thế giới.
Tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu chiến cũng như máy bay của Mỹ. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể chẻ đôi cả tàu chiến hàng ngàn tấn.
Do kỹ sư McDonnell Douglas chế tạo cho Hải quân Mỹ vào những năm 1970, tên lửa Harpoon đã được điều chỉnh để sử dụng trên máy bay ném bom Boeing B-52H Stratofortress. Mỗi chiếc B-52H có thể mang từ 8 - 12 tên lửa Harpoon.
Được triển khai lần đầu tiên vào năm 1977 với vai trò là hệ thống tên lửa chống hạm trong mọi điều kiện thời tiết, Harpoon sử dụng quỹ đạo bay lướt trên mặt biển ở tầm thấp với sự dẫn đường của radar chủ động. Loại tên lửa này có khả năng thực hiện nhiệm vụ của tên lửa đối đất và chống hạm
Ước tính có tới gần 8.000 quả tên lửa với nhiều phiên bản được chế tạo từ đó cho tới nay. Hiện nay biến thể mới nhất và mạnh nhất là AGM-84 Harpoon Block II, có tầm bắn lên tới 315 km.
Loại tên lửa này dài 3,8 m (biến thể phóng từ máy bay, nặng 519 kg) - 4,6 m (biến thể phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, nặng 628 kg), đường kính 34 cm, đầu đạn nặng 221 kg. Tầm tác chiến của tên lửa AGM-84 Harpoon từ 93 - 315 km tuỳ loại, phổ biến là trong khoảng 124 km.
Tên lửa này lao đến mục tiêu nhờ nhiều thiết bị dẫn đường hiện đại theo định vị vệ tinh GPS, có thể bắn trúng các mục tiêu trên biển lẫn trên bờ. Giá thành mỗi quả trên 2 triệu USD chưa tính thiết bị và phụ tùng kèm theo.
‘Sát thủ đáy đại dương’ Knyaz Oleg của Nga chính thức thử nghiệm
Nga bắt đầu thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ 4 tiên tiến nhất thế giới mang tên Knyaz Oleg.
Đức Trí (lược dịch)