Sức mạnh hải quân Đài Loan nhằm đến Biển Đông (P1)

Hải quân Đài Loan là lực lượng hải quân đứng hàng thứ 6 trong khu vực châu Á Thái Bình dương. Đối với một hòn đảo nhỏ, đây cũng là một kết quả không tồi ngay bên cạnh Trung Quốc.

Trong những tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông, mặc dù không có phản ứng quyết liệt do là đồng minh của Mỹ, nhưng Đài Loan cũng đồng thuận với Trung Quốc và đưa ra những đòi hỏi chủ quyền. Trong phương diện này, Đài Loan đồng thuận với Trung Quốc, thậm chí có những phản ứng cực đoan như tập trận trên quần đảo Trường Sa, dân Đài Loan đi thuyền đổ bộ lên đảo Senkaku. Đâu là sức mạnh của Đài Loan?

Lực lượng vũ trang Đài Loan từ lâu đối với Trung Quốc đã không bảo vệ được an ninh cho đảo do cán cân lực lượng quá chênh lệch – nhưng năm 2013 trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan vượt quá con số 100 tỷ đô la Mỹ. Chiến tranh và việc thu hồi hòn đảo bằng bạo lực vũ trang hoàn toàn không mang lại một lợi ích gì cho cả hai bên, Trung Quốc muốn thu hồi theo chính sách một quốc gia hai chế độ. Nhưng vì một mục đích xa hơn, gã công nghiệp khổng lồ tầm thế giới có diện tích đảo nhỏ hơn vùng Moscow tiếp tục tăng cường sức mạnh và là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển lĩnh vực quân sự nhanh nhất thế giới.

Đài Loan là đảo độc lập, những tuyến đường vận tải biển đối với hòn đảo này mang ý nghĩa sống còn. Mặc dù được sự ủng hộ tuyệt đối của Hải quân Mỹ, những cư dân của đảo vẫn từng bước hoàn thiện sức mạnh: lần lượt biên chế các loại chiến hạm, mua sắm các loại máy bay mới và các loại vũ khí hiện đại cho hải quân.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh từ Trung Quốc, Đài Loan không thể so sánh cán cân lực lượng với Trung Quốc, nhưng họ vẫn tăng cường mua sắm vũ khí, vì sao?.

Nếu các lực lượng Hải quân của các nước khác trong khu vực thực tế chỉ là sự thu thập các loại chiến hạm đã bị thải hồi từ Hải quân Mỹ và các nước châu Âu, thì Hải quân Đài Loan đã tích hợp rất tốt những chiến hạm đời cũ với các loại khí tài, trang thiết bị tối tân nhất. Trong lực lượng hải quân của Đài Loan có hàng loạt những chiến hạm độc đáo mà vị trí của nó xứng đáng ở một bảo tàng hải quân hoặc triển lãm của nghệ thuật đương đại. Những chiến hạm đó không hề có trong bất cứ nước thứ hai nào!

Tàu khu trục tên lửa Kee Lung — 4 chiếc " Rurush ", " Dariusz ", " Nadir " và " Anushirwan " được đóng tại nhà máy đóng tàu Mỹ theo đơn đặt hàng của Iran, nhưng xảy ra sự kiện - cuộc cách mạng Iran năm 1979 và việc xua đuổi người Shah đã đặt dấu chấm hết cho hợp tác quân sự hai nước. 4 chiếc khu trục hạm đã hoàn toàn sẵn sàng, được hoàn thiện và đưa vào biên chế trong Hải quân Mỹ, từ đó xuất hiện seria tàu độc đáo “Kidd" - bốn tàu khu trục mang tên lửa , thiết kế là sự kết hợp các ưu điểm của khu trục hạm "Spryuens" và tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân "Virginia" . Thủy thủ định danh vui tàu là "Ayatollah".

Khả năng chống ngầm hiệu quả của "Spryuens" tăng cường thêm hệ thống phòng không hiện đại. “Kidd” được lắp đặt thêm hai tổ hợp tên lửa chống ngầm Mỹ Mk.26 và tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Vũ khí nguy hiểm của khu trục hạm là tổ hợp tên lửa chống tàu "Harpoon", 2 pháo hạm 127 mm, khoang chứa hai máy bay trực thăng chống ngầm, tổ hợp ngư lôi cỡ nhỏ, súng tự động phòng không "Phalanx" ... 

Sức mạnh hải quân Đài Loan nhằm đến Biển Đông (P1) - ảnh 1

Tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Kidd (DDG-993)

Các khu trục hạm lắp đặt hệ thống tự động từ khoanh vùng khu vực hỏng hóc hoặc tổn thất đến cứu hỏa tự động. Tàu được thiết kế theo module, giảm thiểu tối đa thời gian sửa chữa và loại trừ các tổn thất trong chiến đấu bằng giải pháp thay thế các block bị phá hủy.

Các khu trục hạm được áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm giảm thiểu trường thủy âm như hệ thống giảm rung thủy lực và các bộ khí tài cách âm, hệ thống Prarie, cung cấp dòng không khí qua các lỗ ở đuôi tàu vào cánh chân vịt và trục chân vịt, hệ thống Masker đẩy các bong bóng nước xuống dưới đáy tầu. Tàu được trang bị anten sonar SQS-53 trong quả cầu giọt nước đáy tàu, anten được tách rời khỏi các khoang trên tàu bằng bộ phận cách âm, giảm tối thiểu nhiễu thủy âm khi sonar hoạt động.

Tầm xa hoạt động của khu trục hạm khoảng 6000 hải lý với tốc độ 20 knots (20 hải lý/giờ), động lực trạm nguồn là 4 động cơ tua bin LM2500, có khả năng từ trạng thái nguội sang trạng thái công suất cực đại trong vòng 15 phút. Tốc độ tối đa đạt đến 32 hải lý/giờ.

Tàu có chiều dài 172 m, lượng giãn nước của “Kidd” khoảng 10.000 tấn, thực tế đây là tàu tuần dương chứ không phải khu trục hạm. Tàu “Kidd” là khu trục hạm mạnh nhất trong số các khu trục hạm hiện nay. Các “Kidd”s đã phục vụ trong hạm đội Mỹ gần 20 năm, đến năm 1990 do ngân sách bị cắt giảm, người Mỹ đã tân trang lại, thay thế hệ thống điện tử và chào bán. Đến năm 2005 những khu trục hạm độc nhất này xuất hiện trong căn cứ hải quân Su-Ao của Đài Loan. 

Sức mạnh hải quân Đài Loan nhằm đến Biển Đông (P1) - ảnh 2

Tàu khu trục tên lửa "Kee Lung" (1801) và "Su Ao" (1802) của Hải quân Đài Loan

Đối với đồng minh Đài Loan, Mỹ đã bán khu trục hạm khá rẻ. Đài Loan mua được với giá là 732 triệu đô la cho cả 4 khu trục hạm bao gồm cả nâng cấp sửa chữa, huấn luyện thủy thủ đoàn, cung cấp một cơ số đạn là 148 tên lửa phòng không SM-2MR Блок IIIA* và 32 tên lửa chống tàu “Harpoon”.
*tên lửa RIM-66L,chính là tên lửa chuẩn Standard-2 Medium Range Block IIIA — phiên bản nâng cấp cuối cùng của dòng tên lửa SM-2MR cho tầm bắn đến 170 km. Đặc điểm của tên lửa phòng không chống tên lửa này là hệ thống tự dẫn hai chế độ: bán chủ động với radar dẫn đạn trên tàu, hoặc chế độ chủ động với đầu đạn tự dẫn hồng ngoại. Nổ phá mảnh bán cầu nhỏ.

Sức mạnh hải quân Đài Loan nhằm đến Biển Đông (P1) - ảnh 3

Tàu khu trục tên lửa Tso Ying (1803)

Hơn thế nửa, các thủy thủ đoàn Đài Loan cũng nhận được hơn 100 tên lửa phòng không, đảm bảo đầy đủ cơ số đạn chiến đấu. Tên lửa chống tàu “Harpoon” Mỹ được thay thế bằng tên lửa siêu âm chống tàu nội địa "Syunfen-III”, có khả năng tăng tốc đến 2M và tấn công mục tiêu trên tầm bắn 150 km. Mặc dù thời gian phục vụ khá lâu và có số phận kỳ lạ, nhưng các khu trục hạm "Kee Lung" giữ được năng lực tác chiến biển rất mạnh và là mối đe dọa cho các đối thủ tiềm năng.

(Còn tiếp….)

Trịnh Thái Bằng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !