Sữa công thức Similac, Alimentum, and EleCare của Abbott nguy cơ nhiễm độc, Bộ Y tế nói gì?
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã liên hệ với Cty nhập khẩu các sản phẩm tại Việt Nam yêu cầu làm rõ và đề nghị khẩn trương thu hồi toàn bộ các lô sản phẩm bị cảnh báo.
Ngày 20/02/2022, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được thông tin từ Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về sự cố an toàn thực phẩm liên quan đến việc một số trẻ nhỏ bị nhiễm Cronobacter sakazakii and Salmonella Newport liên quan đến sử dụng sản phẩm dinh dưỡng công thức sản xuất tại nhà máy của Abbott Nutrition’s Sturgis, MI, Mỹ.
Cho đến nay, người tiêu dùng tại Mỹ đã thông báo về bốn trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ, trong đó một trường hợp đã tử vong (không được xác nhận là do nhiễm Cronobacter).
Sữa công thức Similac, Alimentum, and EleCare của Abbott nhiễm khuẩn, Bộ Y tế nói gì? |
Do đó, nhà sản xuất ở Mỹ đã bắt đầu việc thu hồi tự nguyện các sản phẩm liên quan được sản xuất tại nhà máy liên quan.
Theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp, các sản phẩm liên quan đã được xuất khẩu từ Mỹ tới Việt Nam, cụ thể như sau:
Tên công ty: Abbott
Nhãn hiệu: Similac, Alimentum, and EleCare
Mô tả sản phẩm: Sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng bột cho trẻ nhỏ
Sản phẩm thuộc diện bị thu hồi có thông tin như sau:
Hai số đầu tiên của mã số từ 22 tới 37,
Mã số trên bao bì chứa ký hiệu K8, SH, hoặc Z2,
Hạn sử dụng từ 01/4/2022 trở về sau.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, ngay sau khi nhận thông tin từ INFOSAN, đơn vị này đã liên hệ với công ty nhập khẩu các sản phẩm trên tại Việt Nam để yêu cầu làm rõ thông tin và đề nghị khẩn trương tiến hành thu hồi toàn bộ các lô sản phẩm bị cảnh báo trên thị trường.
Trước thông tin như vậy, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm có tên và số lô bị cảnh báo nêu trên và đề nghị thông báo ngay với cơ quan chức năng tại địa phương khi phát hiện sản phẩm cảnh báo trên thị trường.
Cục ATTP, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm có tên và số lô bị cảnh báo nêu trên và đề nghị thông báo ngay với cơ quan chức năng tại địa phương khi phát hiện sản phẩm cảnh báo trên thị trường. |
Trong cuốn tài liệu Tiêu chuẩn Việt Nam về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thức ăn công thức dạng bột dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (năm 2018) có đề cập, Salmorella là vi khuẩn gây bệnh cho con người từ thực phẩm; tỷ lệ sơ sinh nhiễm vi khuẩn này đến từ nhiều nguồn khác nhau, theo báo cáo lớn gấp 8 lần so với tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmorella ở tất cả các lứa tuổi khác ở Hoa Kỳ. Trẻ sơ sinh cũng nhiều khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm khuẩn này và do hệ miễn dịch kém...
Enterobacter Sakazakii (các loài Cronobacter) đã xuất hiện là vi khuẩn gây bệnh cho trẻ sơ sinh. Các cuộc họp chuyên gia của FAO/WHO đã xác định tất cả trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi) là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm E. Sakazakii.
Trong nhóm này, nguy cơ cao nhất là trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi), đặc biệt là trẻ nhũ nhi và trẻ nhẹ cân, trẻ sinh non và trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV cũng có nguy cơ nhiễm, do trẻ có yêu cầu đặc biệt sử dụng thức ăn công thức và có thể dễ bị nhiễm hơn.
Trên thực tế, đã tách được vi khuẩn Cronobacter từ sữa bột trẻ em, sữa trẻ em thủy hóa lại và dụng cụ dùng để pha sữa trẻ em, nên vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Mặc dù tỷ lệ nhiễm E. Sakazakii ở trẻ sơ sinh thấp nhưng hậu quả có thể rất nghiêm trọng.
Các biểu hiện chính của nhiễm E. Sakazakii: viêm màng não và nhiễm khuẩn đường máu có xu hướng thay đổi theo độ tuổi. Viêm màng não do E. Sakazakii có xu hướng phát triển ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn mới sinh, trong khi nhiễm khuẩn đường máu do E. Sakazakii có xu hướng phát triển ở trẻ sinh non ở giai đoạn mới sinh, hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi...
N. Huyền