Sự thật đằng sau thử thách chiên nước ngập dầu
Các nhà khoa học cảnh báo nguy hiểm về thử thách chiên nước ngập trong dầu nóng đang trở thành xu hướng trên Tiktok
Viên nước trước và sau khi chiên trong dầu nóng |
Thật ngạc nhiên khi bạn có thể biến nước thành một món ăn có thể ăn được và thậm chí là chiên nước trong dầu nóng. Nghe có vẻ nực cười, thậm chí là không thể nhưng hãy xem những gì đang diễn ra trên Tiktok.
Gần đây, trên mạng xã hội Tiktok lan truyền xu hướng về thử thách chiên nước ngập trong dầu nóng. Người ta tạo ra khối cầu nước bọc trong lớp màng sền sệt, tuy nhiên nguy hiểm tiềm tàng nếu màng này bị tách nước có thể rò rỉ ra ngoài có thể gây nổ.
Thử thách ngớ ngẩn này xuất phát từ việc kết hợp giữa nước và alginat canxi để tạo thành một khối cầu nước. Sau đó người ta phủ bên ngoài khối nước tròn gồm bột mì, trứng và vụn bánh mì rồi cuối cùng mới thả vào nồi dầu nóng để chiên giòn.
Tuy nhiên, nguy hiểm tiềm tàng nếu màng canxi alginat bị tách ra và nước rò rỉ vào dầu nóng, có thể tạo ra vụ nổ, gây thương tích khủng khiếp.
Nước viên lại thành khối sền sệt |
Lăn viên nước qua bột mì và trứng |
Lăn qua vụn bánh mì |
Thành phẩm sau khi chiên viên nước trong dầu nóng |
Tiến sĩ Christopher Cramer, thành viên của Hiệp hội hóa học Mỹ gọi xu hướng này là 'hành động giữa sự mất trí và tự sát'.
Thử thách thực hiện khi nổi dầu sôi khoảng hơn 200 độ C, trong khi đó dầu trong nồi chiên nóng hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của nước.
Christopher Cramer cho biết: "Nước sôi ở 100 độ C, khi điều đó xảy ra, nó mở rộng về thể tích khoảng 1.500 lần. Về cơ bản đó là một vụ nổ trong chiếc nồi nóng ".
Đây cũng là lý do tại sao nên tránh cho thực phẩm đông lạnh vẫn còn chứa nhiều nước vào dầu nóng và tại sao bình chữa cháy hóa học đặc biệt được sử dụng cho các đám cháy liên quan đến dầu ăn, chất béo.
Ý tưởng về chiên nước ngập trong dầu nóng có thể bắt nguồn từ đầu bếp người Mỹ Jonathan Marcus, người từng trình diễn phương pháp này trong một video năm 2016.
Jonathan Marcus đã sử dụng Canxi alginate trong công thức ban đầu của mình, đó là chất hóa học tạo độ sệt, không hòa tan, sau đó ông sử dụng bột mì, trứng, vụn bánh mì và dầu đậu phộng đun nóng đến 190 độ C. Tuy nhiên, ông cũng có dự định nhân rộng ý tưởng này.
Jonathan Marcus cho biết vào thời điểm đó phương pháp 'tiềm ẩn nguy hiểm' và gọi đó là 'món chiên nhạt nhẽo nhất mà tôi từng thử'.
Người đầu bếp đã chuẩn bị rất nhiều quả bóng chiên để đem đi dự sự kiện 'Ý tưởng kinh khủng, không ai cần Hackathon 2.0', diễn ra vào tháng 5/2016 tại San Francisco, Mỹ.
Jonathan Marcus cảnh báo trên kênh Youtube của mình rằng: "Nếu trong quá trình chiên với dầu nóng, nước bị rò rỉ ra ngoài thì nó có thể phát nổ khiến dầu nổi váng ở khắp mọi nơi. Không được bắt chước khi không có các biện pháp phòng ngừa an toàn. Không nên sử dụng cho đến khi nguội hẳn nếu không bạn sẽ bị bỏng. Và chúng cũng không có mùi vị gì đặc biệt".
James Orgill, một kỹ sư hóa học, từng chia sẻ trên kênh Youtube cá nhân video cách anh ấy thực hiện chiên nước trong dầu nóng và có biện pháp.
James Orgill nói: "Có rất nhiều kênh dạy nấu ăn thực hiện hành động này nhưng dường như không ai nói về phương pháp hóa học đằng sau, chính xác là tôi đã sử dụng natri alginate trong quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, thành phẩm thu được có hương vị thực sự tồi tệ".
Đây không phải lần đầu tiên các xu hướng thử thách nguy hiểm, có khả năng gây chết người lan truyền trên mạng xã hội. Tháng trước, các bác sĩ thú y đã phải đưa ra lời cảnh báo về trào lưu cho chó cưng thử nước sốt cay để xem phản ứng của chúng.
Ớt trong nước sốt nóng có thể gây ra viêm tụy ở chó, trong khi các thành phần khác như hành, tỏi cũng rất độc đối với răng nanh.
Hồi tháng 2, các bác sĩ đã phải lên tiếng khi nhiều người thực hiện hành động che mặt, cổ bằng sáp nóng.
Tiến sĩ Emma Wedgeworth, một bác sĩ da liễu, phát ngôn viên của Tổ chức da liễu Anh cho biết: "Rõ ràng đó không phải là một ý tưởng hay khi phủ toàn bộ khuôn mặt bằng sáp nóng. Hành động vô nghĩa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể người".
Tận mục sở thị xứ sở của những loại rau củ khổng lồ
Những khu vườn ở Alaska được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thích hợp nên thường cho ra đời những loại rau củ kích thước khổng lồ.
Hoàng Dung (lược dịch)