Sự nghiệp lẫy lừng của 2 lãnh đạo ngành chứng khoán trước khi bị kỷ luật

Ông Trần Văn Dũng và Lê Hải Trà là hai trong những cá nhân tham gia HoSE từ lúc sở giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam ra đời, trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt.

Tại kỳ họp 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thực hiện kết luận của tại Kỳ họp thứ 13 về việc xem xét, xử lý kỷ luật các tập thể và cá nhân liên quan đến những vi phạm của Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Cụ thể là khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE); cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Cả ông Trần Văn Dũng và Lê Hải Trà đều có thời gian là lãnh đạo chủ chốt của HoSE và là những nhân vật có thâm niên trong ngành chứng khoán. 

Tổng giám đốc HoSE Lê Hải Trà: Có bằng thạc sĩ tại Mỹ, gây chú ý với ý tưởng nâng lô 

Ông Lê Hải Trà sinh năm 1974, có bằng Thạc sĩ Quản lý công chuyên ngành kép lãnh đạo và phân tích thị trường tài chính tại trường Chính sách công Harvard Kennedy thuộc Đại học Harvard. 

Ông được các cơ quan quản lý ngành chứng khoán đánh giá có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM, nay HoSE vào năm 2000.

Năm 2006, ông Trà được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc HoSE. Năm 2017, ông giữ vị trí phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT HoSE sau khi Chủ tịch HĐQT HoSE Trần Văn Dũng được điều động làm Chủ tịch UBCKNN.

Tháng 2/2021, ông Trà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc HoSE. Còn bà Nguyễn Thị Việt Hà được giao phụ trách hoạt động của HĐQT HoSE thay ông Trà.

Vào tháng 3/2021, khi tình trạng nghẽn lệnh của HoSE lên đến đỉnh điểm, hệ thống quá tải khiến nhà đầu tư không thể giao dịch trong phần lớn thời gian buổi chiều, ông Lê Hải Trà từng đưa quan điểm có thể nâng lô giao dịch từ 100 lên 1.000 cổ phiếu/lệnh để giảm số lệnh nhỏ, trực tiếp làm giảm áp lực lên hệ thống xử lý của HoSE.

Sự nghiệp lẫy lừng của 2 lãnh đạo ngành chứng khoán trước khi bị kỷ luật - 1

Tổng giám đốc HoSE Lê Hải Trà (Ảnh: SSC).

Ông Trà còn nêu ý kiến trên Thời báo tài chính Việt Nam việc tăng lên lô 1.000 có thể "mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng được bảo vệ tốt hơn thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ phát hành bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp".

Tuy nhiên, giải pháp này bị cộng đồng nhà đầu tư, chuyên gia phản đối và trong thực tế đã không được triển khai. Sau đó, tình trạng nghẽn lệnh của HoSE được giải quyết khi Bộ Tài chính phối hợp với một số doanh nghiệp lớn như Sovico, FPT đưa hệ thống giao dịch chứng khoán mới vào hoạt động. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời còn HoSE vẫn đang đợi dự án công nghệ thông tin của nhà thầu KRX đi vào hoạt động. Dự án này được triển khai từ đầu những năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành chính thức.

Tháng 1 vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Lê Hải Trà bị bắt. Sau đó, HoSE đã khẳng định thông tin trên là bịa đặt, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý công chúng đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín của HoSE.

Trong tháng 4, nhiều cá nhân bị khởi tố do liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán, trong đó có ông Trịnh Văn Quyết và ông Đỗ Thành Nhân. Nhiều mã cổ phiếu liên quan ông Quyết và ông Nhân được niêm yết, giao dịch trên HoSE. 

Trước đó, cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros liên quan ông Trịnh Văn Quyết nằm trong danh mục VN30 của HoSE trong hơn 2 năm dù có thời điểm thị giá lao dốc không phanh về dưới mệnh giá. Việc một cổ phiếu "trà đá", có giá chỉ vài nghìn đồng vẫn được HoSE xếp trong rổ chứng khoán tốt nhất gặp phải nhiều ý kiến phản đối, đặc biệt từ Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI). 

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng từng đảm nhiệm những vị trí gì trong ngành chứng khoán?

Ông Trần Văn Dũng sinh năm 1965, có trình độ Thạc sĩ kinh tế, Cao cấp Lý luận chính trị, được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch UBCKNN vào ngày 12/7/2017.

Theo giới thiệu của UBCKNN, tại thời điểm nhậm chức, ông Trần Văn Dũng đã có 25 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, từng làm việc tại các cơ quan, đơn vị: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), UBCKNN, HNX và HoSE.

Trong quá trình công tác, ông Trần Văn Dũng từng giữ các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý như: Phó Văn phòng UBCKNN, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HNX, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HNX, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HoSE, Chủ tịch HĐQT HoSE.

Sự nghiệp lẫy lừng của 2 lãnh đạo ngành chứng khoán trước khi bị kỷ luật - 2

Ông Trần Văn Dũng từng có thời gian làm việc tại HNX, HoSE trước khi trở thành Chủ tịch UBCKNN (Ảnh: IT).

Tại HNX, ông Dũng được cho biết đã cùng các cộng sự xây những viên gạch đầu tiên của hệ thống giao dịch chứng khoán, trái phiếu của HNX, sàn giao dịch chứng khoán UPCoM, thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán phái sinh.

Thời còn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HNX, ông Dũng trao giải công bố thông tin và minh bạch cho các doanh nghiệp.

Cuối năm 2016, ông Dũng được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu HoSE thay ông Trần Đắc Sinh đến tuổi nghỉ hưu. Việc ông Dũng được điều chuyển từ HNX vào TPHCM để giữ chức Tổng giám đốc HoSE đã gây chú ý lớn với giới tài chính vì đó là lần đầu tiên có sự luân chuyển nhân sự cao cấp giữa hai sở giao dịch chứng khoán.

Trong quá trình ông Dũng lãnh đạo UBCKNN, tình trạng nghẽn lệnh xảy ra khiến nhà đầu tư bức xúc, một tọa đàm chủ đề này đã được Câu lạc bộ nhà báo chứng khoán tổ chức ngày 24/6. Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Văn Dũng đã chính thức nói xin lỗi trên tư cách người đứng đầu.

Cụ thể, ông Dũng nói: "Ở cương vị Chủ tịch UBCKNN, cũng người từng đứng đầu HNX và HoSE, việc để xảy ra nghẽn lệnh như vậy, chúng tôi không chỉ nợ nhà đầu tư một mà là nhiều lời xin lỗi. Chỉ mong nhà đầu tư thấu hiểu, chúng tôi đang nỗ lực để tìm ra giải pháp tốt nhất".

"Tôi cũng bày tỏ lời xin lỗi đến các nhà khoa học, các nhà báo, các công ty chứng khoán vì dù nhận được nhiều câu hỏi trong thời gian qua, nhưng vì không có nhiều thời gian, nên chưa thể giải đáp được đầy đủ. Chúng tôi cũng rất cảm ơn tất cả mọi người vì những nỗ lực chung trong suốt gần 1/4 thế kỷ" - ông Dũng nói với sự có mặt của đại diện các bên tại buổi tọa đàm nói trên.

HoSE lên tiếng về tin đồn ông Lê Hải Trà bị bắt

HoSE lên tiếng về tin đồn ông Lê Hải Trà bị bắt

Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa lên tiếng về tin đồn ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HoSE) bị bắt.

Theo Dân trí

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.