Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác
Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng.
Buộc phải cắt toàn bộ 'của quý' do chủ quan với nốt sẩn ngứa đầu 'cậu nhỏ'
Bệnh nhân xuất hiện tổn thương sẩn ngứa ở đầu dương vật 4 tháng trước, tự mua thuốc điều trị nhưng không đỡ. Khi xuất hiện nhiều mủ ở đầu 'cậu nhỏ', đi tiểu buốt và khó chịu ông đến viện thì đã ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường
Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường nhưng cứ đến chiều tối là sốt.
Ban đầu anh bị sốt cách nhật nhưng sau đó sốt thường xuyên hơn. Mỗi lần sốt, anh T. chỉ uống thuốc hạ sốt rồi hôm sau tiếp tục đi làm.
Tuy nhiên, anh thấy mặt bên trong cánh tay có các dấu bầm tím. Lúc này, anh T. cùng vợ lên bệnh viện tỉnh kiểm tra. Bác sĩ tiến hành các biện pháp cận lâm sàng và lâm sàng và thông báo bạch cầu cấp. Khi biết tình trạng sức khỏe của mình, anh T. khá sốc. Anh không nghĩ căn bệnh của mình lại nguy hiểm như vậy.
Sau đó, vợ chồng anh T. đành nghỉ việc và khăn gói lên Hà Nội điều trị. Sau 1 năm, bệnh cũng tạm lui nhưng nguy cơ tái phát vẫn rình rập.
Một trường hợp khác là chồng chị Đỗ Thị My (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội), vừa qua đời vì ung thư máu. Chị My tâm sự chồng chị từ khi phát hiện bệnh đến khi qua đời chỉ hơn 3 tháng. Vì bị bạch cầu cấp, bệnh tiến triển quá nhanh nên bệnh nhân chưa kịp can thiệp biện pháp gì thì bệnh đã nặng.
Theo BS Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ung thư máu ảnh hưởng đến việc tạo các tế bào máu và chức năng của chúng. Hầu hết các bệnh ung thư này xuất phát từ trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
Tế bào ung thư máu phát triển rất nhanh. |
Có ba loại ung thư máu: Leukemia (bệnh bạch cầu), dân gian thường gọi bệnh “máu trắng”; Lymphoma (ung thư hạch bạch huyết) - loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết. Myeloma (đa u tủy) - bệnh UT của các tế bào bạch cầu dòng tủy.
BS Tiến cho biết bệnh bạch cầu là một loại ung thư do bất thường trong máu và tủy xương, gây ra bởi sự sản sinh quá mức của các tế bào bạch cầu bất thường. Các tế bào bạch cầu bất thường này không có khả năng chống lại nhiễm trùng và còn làm suy giảm khả năng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
Bệnh bạch cầu có thể biểu hiện cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp tính tiến triển nhanh hơn bệnh bạch cầu mãn tính, cần điều trị ngay lập tức. Bệnh bạch cầu được phân loại là bệnh dòng lympho hoặc dòng tủy tùy loại tế bào bị bất thường.
Trong bệnh bạch cầu dòng lympho, các tế bào trong tủy để tạo thành tế bào lympho phát triển bất thường. Đây là một loại tế bào bạch cầu có vai trò trong hệ thống miễn dịch.
Trong bệnh bạch cầu dòng tủy, sự phát triển tế bào bất thường xảy ra đối với các tế bào tủy trưởng thành thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Dấu hiệu cần nhớ
Theo bác sĩ Tiến, triệu chứng của bệnh là sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm và các triệu chứng giống cúm khác. Bệnh nhân bị suy nhược và mệt mỏi, nướu bị sưng hoặc chảy máu, nhức đầu, an lách to, sưng amidan, đau xương, xanh xao, sụt cân.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu nhưng họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này, bao gồm tiếp xúc với phóng xạ, đặc biệt nguồn phóng xạ có độ bức xạ cao; tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ benzen), bệnh nhân từng hóa trị điều trị một loại ung thư hay bệnh nào đó trước đây và tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu.
Vì nguyên nhân của bệnh bạch cầu vẫn chưa được biết rõ nên không có cách phòng ngừa bệnh triệt để.
Tuy nhiên, tránh tiếp xúc với các dung dịch hóa chất, chẳng hạn như benzen và toluen cũng như tránh tiếp xúc không cần thiết với tia phóng xạ là những biện pháp được các chuyên gia khuyến khích. Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn có dấu hiệu của bệnh bạch cầu, việc biết được các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và đến gặp bác sĩ là rất quan trọng để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu là họ cần nhận biết sớm các triệu chứng và cần khai báo tiền sử bệnh của gia đình với bác sĩ khi khám bệnh.
K.Chi