Sóc Trăng đảm bảo an ninh trật tự vùng ven biển

Sóc Trăng có đường biên giới trên biển dài 72 km, quản lý vùng biển rộng trên 30.000km2 và 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An (2 nhánh của sông Hậu) và sông Mỹ Thanh.
Sóc Trăng đảm bảo an ninh trật tự vùng ven biển - ảnh 1

Ảnh minh họa

Xác định nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự vùng ven biển; quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, trong những năm qua, Bộ đội biên phòng Sóc Trăng đã phối hợp với các địa phương ven biển và lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên phòng, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, ấm no cho người dân xứ biển.

Theo Đại tá Hoàng Minh Lý, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng: Hiện nay, địa giới hành chính khu vực biên giới biển của Sóc Trăng gồm có 7 xã, 1 thị trấn và 3 phường thuộc 2 huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Vùng Biên phòng của tỉnh có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer anh em sinh sống đan xen, trong đó dân tộc Kinh chiếm 37%; dân tộc Khmer chiếm tới gần 48,5%... Đồng bào các dân tộc có truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tình hình an ninh trật tự vùng biển ở khu vực biên phòng còn một số vấn đề phức tạp như: các hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên, đánh bắt hải sản trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại...

 Từ năm 2004 - 2014, trên khu vực biên phòng đóng quân đã xảy ra 1.239 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội với 2.532 đối tượng tham gia, trong đó có 1.032 vụ phạm pháp hình sự. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã điều tra làm rõ 921 vụ, bắt 758 đối tượng, nhiều nhất là các vụ án buôn bán người, cướp của, giết người, đá gà, đánh bài ăn tiền, trộm cắp tài sản công dân... Ngoài ra, trên vùng biển của tỉnh còn xảy ra 63 vụ tai nạn trên biển, làm chết và mất tích 38 người, chìm 12 phương tiện. Nguyên nhân chủ yếu là do gió to, sóng lớn làm tàu phá nước chìm hoặc bị các phương tiện vận tải đường biển va, đâm...

 Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, vùng biển trong tình hình mới, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch về xây dựng và bảo vệ vùng biển Sóc Trăng trong tình hình mới. Trên cơ sở đó Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với các ban ngành tỉnh và Hải đoàn 28 Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Vùng 4, Hải quân Vùng 2, Kiểm ngư, Công an, Quân sự và Bộ đội Biên phòng tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh xây dựng kế hoạch phối hợp, triển khai thực hiện. Các đơn vị đã phối hợp tuần tra được 2.319 cuộc, kiểm soát 162.471 phương tiện và phát hiện, xử lý trên 500 trường hợp vi phạm. Đồng thời, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng chủ động thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; duy trì có hiệu quả 16 tàu cứu hộ, cứu nạn (có 2 tàu của Bộ đội Biên phòng, 1 tàu của Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, còn lại là tàu của ngư dân). Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng đã lắp đặt tổng đài trực canh tại trạm Trần Đề, Đồn Biên phòng Bãi Giá (huyện Trần Đề), đồn Biên phòng An Thạnh Ba (Cù Lao Dung), đồn Biên phòng Vĩnh Châu (thị xã Vĩnh Châu) và có cán bộ, chiến sĩ trực 24/24 giờ, thường xuyên liên lạc với ngư dân; qua đó kịp thời thông báo, kêu gọi ngư dân tránh, trú bão và tiếp nhận kịp thời thông tin tàu bị nạn để bố trí đội tàu chức năng ra cứu hộ khi cần thiết.

 Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng còn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể tỉnh xây dựng và bàn giao 2.263 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đồng đội cho các hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn. Trạm quân dân y kết hợp của Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng cũng phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 38.000 lượt người nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn biên phòng. Bộ đội Biên phòng cũng đã xây dựng được 8 mô hình kinh tế giúp dân giảm nghèo bằng hình thức đứng ra vay vốn tín chấp cho trên 200 hộ, với số tiền trên 1 tỷ đồng. Thông qua sự giúp đỡ của lực lượng biên phòng, các dự án đều mang lại hiệu quả cao, giúp cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, Bộ đội Biên phòng phối hợp với chi hội phụ nữ ấp, khóm để tuyên truyền chị em thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình, tích cực lao động sản xuất, ở địa phương, cảnh giác, đấu tranh với các loại tội phạm, nhất là tội phạm buôn bán người; củng cố 80 đội dân phòng, 374 tổ an ninh nhân dân, 22 tổ tàu thuyền bến bãi an toàn...

 Theo Đại tá Hoàng Minh Lý: Để nâng cao chất lượng nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, Bộ đội biên phòng Sóc Trăng đã đề ra kế hoạch tiếp tục giữ vững địa bàn biên phòng, quán triệt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển, phối hợp với các lực lượng (như công an, quân sự, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương) trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển. Bộ đội biên phòng Sóc Trăng không ngừng nâng cao năng lực học tập, trình độ chuyên môn về mọi mặt, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển trong tình hình mới; tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2014-2016; đồng thời tăng cường phối hợp với các lực lượng, nhất là Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Công an, Quân sự, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển; luôn sẵn sàng trong mọi tình huống, vững vàng “nơi đầu sóng ngọn gió” để góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo, bình yên nơi nơi vùng biên...

B.T

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !