So sánh độ bổ dưỡng của khoai lang và khoai tây

Khoai lang chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nhưng khoai tây có ít chất béo và ít đường hơn.

Cả hai loại khoai đều giàu tinh bột, có thể ăn riêng hoặc kết hợp chế biến với các thực phẩm khác. Khoai lang thường được ca ngợi nhiều về tác dụng với sức khỏe, đặc biệt khi so sánh với khoai tây. Tuy nhiên, phân tích của các nhà khoa học đăng tải trên Nutritics cho kết quả đáng suy ngẫm. 

Khi chưa nấu chín, hai loại khoai khá giống nhau về năng lượng, carbohydrate, chất béo hay protein. Nhưng khi luộc và nướng, sự khác biệt đã được thấy rõ. 

khoai luoc 1.jpg
So sánh các chất có trong 100g khoai lang và khoai tây khi luộc

Theo đó, khoai lang luộc chứa lượng đường nhiều hơn 14 lần so với khoai tây (11,6g so với 0,8g trên 100g). Phần lớn đường trong khoai lang từ sucrose, thêm một ít glucose và fructose. 

Hai loại khoai chứa lượng chất xơ tương tự nhau (khoai lang là 2,1g và khoai tây là 1,6g trong 100g). Tuy nhiên, khoai tây luộc chứa lượng tinh bột gần như gấp đôi. Trong 100g khoai tây chứa 15,2g tinh bột, con số này ở khoai lang là 8,1g. 

Về vi chất dinh dưỡng, khoai lang luộc có vitamin C, magie, canxi, sắt và phốt pho trong khi khoai tây chiếm ưu thế về kali, vitamin B1 và axit folic.

khoai nuong.jpg
So sánh các chất có trong 100g khoai lang và khoai tây khi nướng

Khi nướng, lượng calo, carbohydrate và chất béo trong khoai lang nướng cao hơn nhưng lượng protein thấp hơn. Khoai lang nướng chứa nhiều chất xơ gấp đôi khoai tây, ít tinh bột hơn nhưng nhiều đường hơn.

Về các vi chất dinh dưỡng, khoai lang nướng chiếm ưu thế hơn hẳn. Khoai lang có nhiều vitamin A và C còn khoai tây có hàm lượng axit folic và vitamin B1, ​​B3 cao. 

Theo Nutritics, sau khi xem xét thành phần dinh dưỡng của cả khoai lang - khoai tây luộc và nướng, thật khó để đánh giá loại nào vượt trội hơn hẳn. Khoai lang chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nhưng khoai tây có ít chất béo và ít đường hơn. Bởi vậy, bạn nên ăn điều độ cả hai loại thực phẩm này. 

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Đang cập nhật dữ liệu !