Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng mạnh

Trong tháng 11/2022 có 6.267 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 60,6% so với tháng 10/2022…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 11 tháng năm 2022 tiếp tục đạt kỷ lục mới, với 194.699 doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,3 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 11 tháng giai đoạn 2017-2021. Cụ thể, số doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2022 là 137.764 doanh nghiệp, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2021. Số vốn đăng ký thành lập trong 11 tháng năm 2022 đạt 1.483.691 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2022 tiếp tục có những tín hiệu tích cực.

Có 16/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có một số lĩnh vực đáng chú ý như: Hoạt động dịch vụ khác, tăng 76,8%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 71,4%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 67,8%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 65,7%; Dịch vụ việc làm; du lịch tăng 57,3%; Giáo dục và đào tạo tăng 43,7%…

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm 2022 là 4.464.915 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 1.483.691 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021. Có 46.528 lượt doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 11 tháng năm 2022, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021, với số vốn đăng ký tăng thêm là 2.981.224 tỷ đồng, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2022 đạt 10,8 tỷ đồng, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ từ 0 - 10 tỷ đồng với 123.714 doanh nghiệp, chiếm tới 89,8% và chủ yếu thuộc nhóm ngành dịch vụ với 102.082 doanh nghiệp, chiếm 74,1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới; nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng với 33.851 doanh nghiệp, chiếm 24,6% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 1.831 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1,3% tổng số doanh nghiệp thành lập mới…

Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đang có chiều hướng tăng mạnh. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong tháng 11/2022 có 6.267 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 60,6% so với tháng 10/2022. Như vậy, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2022 là 56.935 doanh nghiệp, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,6 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2021.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở tất cả 17 lĩnh vực, trong đó phải kể đến một số lĩnh vực chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua đã có sự phục hồi tích cực như hoạt động dịch vụ khác với 1.680 doanh nghiệp, tăng 223,7%; giáo dục và đào tạo 1.421 doanh nghiệp, tăng 62,2%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 489 doanh nghiệp, tăng 49,1%; dịch vụ lưu trú và ăn uống với 3.225 doanh nghiệp, tăng 44,6%...

Mặc dù tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2022 tiếp tục có những tín hiệu tích cực nhưng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước do những biến động phức tạp của kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục tập trung thay đổi cấu trúc kinh tế, cải cách cơ chế làm sao để khối doanh nghiệp tư nhân hấp thụ được nhanh nhất, tốt nhất nguồn vốn hỗ trợ. Mở ra không gian cho các hoạt động kinh tế mới một cách bền vững như kinh tế số bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kỹ năng lao động gắn với số hóa, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.

Đồng thời cần cơ chế tạo động lực, áp lực cho doanh nghiệp thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đối với lĩnh vực du lịch, cần đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương bên cạnh liên kết giữa chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước; đổi mới mô hình liên kết có sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp, vai trò điều phối của cơ quan quản lý nhà nước, dựa vào thế mạnh địa phương gắn với từng nhiệm vụ, sự kiện, dự án cụ thể. Bên cạnh đó, tiếp tục tháo gỡ các nút thắt của môi trường đầu tư, kinh doanh liên quan đến vấn đề đất đai, xây dựng…

Tiến Quang

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

3 phương án với Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công thương lấy ý kiến của nhân dân và nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển hiệu quả, bền vững ngành Dệt may và Da giầy Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1250/CĐ-TTg ngày 29/12/2022 chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Xuất khẩu của Việt Nam 2022: Nhiều con số ấn tượng

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang chậm lại thì những con số về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là rất ấn tượng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, kích cầu tiêu dùng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hay còn gọi OCOP đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam, từng bước lan tỏa thị trường quốc tế.

Ngành chăn nuôi gặp khó khi chi phí đầu vào tăng cao

Từ đầu năm 2022 đến nay, chi phí đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường lên, xuống bấp bênh.

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030: Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt

Ngày 27/12, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương…

Đang cập nhật dữ liệu !