Sợ dịch bệnh không đến viện, tự đắp thuốc theo dân gian, nữ bệnh nhân có đôi chân sần sùi, tróc vảy như da rắn
Sợ dịch bệnh nên không đi khám, bệnh nhân đắp thuốc theo dân gian, kết quả toàn bộ hai chân bệnh nhân sẩn ngửa, nứt toác, bong tróc như da rắn...
Phòng khám Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhân T. (60 tuổi trú tại huyện Bảo Lạc) với các dấu hiệu như da khô sần ngứa thành từng mảng thâm sạm, có các vết nứt ở cổ chân, đầu các ngón chân.
Do gia đình e ngại dịch bệnh nên đã không đưa bệnh nhân đi khám. Thay vào đó, ở nhà bệnh nhân đã tự dùng thuốc lá cây đắp theo dân gian và người khác mách bảo. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không giảm mà tiếp tục lan rộng khiến ngứa ngáy khó chịu.
Không còn cách nào, người nhà đã đưa bệnh nhân đến viện. Tại bệnh viện các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da cơ địa có biến chứng.
Cẳng chân bệnh nhân bị biến chứng nặng do tự chữa viêm da cơ địa |
Viêm da cơ địa điển hình bởi tổn thương da khô ráp, dày sừng, nứt nẻ và ngứa ngáy. Nguyên nhân của viêm da cơ địa được xác định có sự phối hợp của yếu tố di truyền (người có cơ địa dị ứng) với các yếu tố môi trường (do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất...).
Khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương do giảm sản xuất lớp lipit ở trên bề mặt của da, làm cho da khô, mất nước, tế bào bị biến dạng, từ đó tạo điều kiện cho dị nguyên, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Môi trường là 1 yếu tố quan trọng làm khởi phát bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm như thời tiết, khí hậu hanh khô, các dị nguyên hô hấp như mạt bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, hoặc dị nguyên thức ăn như trứng, sữa, lạc, tôm, cua…
Tự tiêm tan mỡ tại Campuchia, hotgirl hoại tử bụng với 15 lỗ thủng, bay vội về Việt Nam cầu cứu
Tối ngày 28/2, Chị H.T.T (hotgirl, 30 Tuổi, ngụ Đăk Nông) mang chiếc bụng chằng chịt với 15 lỗ thủng khoét to và sâu đến cầu cứu các bác sĩ.
Theo TS. Bùi Thị Vân, Khoa Da liễu, Bệnh viện TƯQĐ 108, viêm da cơ địa là một trạng thái viêm da có tính chất cơ địa dị ứng. Biểu hiện lâm sàng bằng các đám da đỏ, mụn nước và ngứa, bệnh tiến triển có tính chất mạn tính, thành đợt. Điều trị khó khăn và yếu cầu chăm sóc da đặc biệt. Đáng lưu ý, việc điều trị và chăm sóc da ở bệnh nhân viêm da cơ địa là thường xuyên và liên tục.
Nguyên nhân chưa rõ ràng, phức tạp nhiều khi không phát hiện được nhưng có hai yếu tố chính đóng góp vào quá trình sinh bệnh học của viêm da cơ địa đó là yếu tố cơ địa và môi trường.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cũng khuyến cáo, bệnh viêm da cơ địa là một bệnh lý có tính chất hệ thống.
Do đó, để nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch cho sức khỏe làn da, người bệnh cần:
Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng như thực phẩm, nấm mốc, mạt bụi, côn trùng, thực vật có độc,…
Kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm thời gian làm việc, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục.
Nên vệ sinh da bằng các sản phẩm có độ PH cân bằng, dịu nhẹ và lành tính. Đồng thời cần dưỡng ẩm cho da 2 – 3 lần/ ngày nhằm duy trì độ ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ và cải thiện tình trạng khô ráp.
Có thể chườm lạnh để giảm viêm và cải thiện ngứa ngáy ở vùng da tổn thương.
Mặc quần áo có chất liệu mềm, thoáng và thấm hút để tránh ma sát lên vùng da bị ảnh hưởng.
Tăng cường sức đề kháng với giờ giấc sinh hoạt khoa học, luyện tập điều độ và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể hỗ trợ ức chế bệnh và giảm nguy cơ tái phát
Các bác sĩ cảnh báo, bệnh viêm da cơ địa ở người lớn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Khi gặp các triệu chứng như trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
N. Huyền
Đi làm đẹp, nam thanh niêm nhiễm nấm gây biến dạng cả mặt
Sau khi đi làm đẹp mặt về, nam thanh niên bị tổn thương sưng nề nhưng điều trị không khỏi do nhiễm nấm Conidiobulus, gây biến dạng cả mặt
Sai lầm của bố mẹ khi 'copy' đơn thuốc F0 cho trẻ
Theo BS Nguyễn Thanh Sang, việc trẻ bị nhiễm Covid-19 trong điều kiện số ca mắc tăng cao là hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng mà dẫn tới các sai lầm không đáng có... 2 sai lầm khi con bị sốt cha mẹ hay mắc phải
Nhiễm chủng Omicron test nhanh lên '2 vạch' là sắp khỏi?
Có triệu chứng rát họng, ho nhưng test nhanh âm tính, đến khi “hai vạch” thì F0 đó nhiễm Covid-19 chủng Omicron và sắp khỏi?
Cựu F0 cũng thành 'bác sĩ'
Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 lại vội vàng xin đơn thuốc từ những người đã mắc Covid-19 trước, thậm chí họ cũng không phân biệt được thuốc nào nên dùng cho mình.