Siết chặt quản lý ví điện tử để ngăn chặn kẻ gian trục lợi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang sửa đổi các quy định quản lý hoạt động trung gian thanh toán, ví điện tử để ngăn ngừa các hoạt động trái pháp luật diễn ra, cũng như những hành vi lợi dụng ví điện tử để trục lợi.

Nhiều ví điện tử đang hoạt động chật vật

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán, đến đầu tháng 5/2019, đã có 29 đơn vị trung gian thanh toán (ví điện tử) được cấp phép, với khoảng gần 5 triệu ví điện tử liên kết với tài khoản ngân hàng. Năm 2018, giá trị giao dịch của ví điện tử có doanh số khoảng hơn 91.000 tỷ đồng, con số này được cho là quá khiêm tốn so với tiềm năng thị trường.

Từ những ví điện tử đầu tiên như Momo, Bankplus, Mobivi, Vimo cho tới những cái tên mới góp mặt sau này như AirPay, ZaloPay, Ví Việt, VINID, ViettelPay đều đang chật vật trong cuộc đua giành thị phần.

Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Thông tư 39 về quản lý dịch vụ trung gian thanh toán mới đây, ông Phạm Tiến Dũng cho biết, thực tế các ví điện tử chưa đóng góp nhiều vào thị trường thanh toán. Kỳ vọng vào ví thì rất lớn, nhưng đóng góp chưa được bao nhiêu. Số dư bình quân của ví ở mức rất thấp, chỉ trên dưới 100.000 đồng, doanh nghiệp hoạt động ví lớn nhất cả năm có khoảng 60 triệu giao dịch, giá trị giao dịch bình quân lớn nhất cũng chỉ 5 triệu đồng. Cá biệt có công ty ví rất lớn nhưng giao dịch bình quân chỉ xoay quanh 200.000 đồng, giao dịch qua ví điện tử rất nhỏ so với giao dịch của ngân hàng.

“Có đơn vị ví sau 3 năm phát triển chỉ có 7 ví điện tử, có đơn vị thì giao dịch qua ví hầu như không có, thực tiễn này cho thấy nhiều ví điện tử mở ra nhưng hoạt động rất chật vật. Đối với dịch vụ chuyển tiền, do dịch vụ chuyển tiền online giờ các ngân hàng làm quá tốt, nên mục tiêu hỗ trợ chuyển tiền điện tử cũng chưa có ví nào triển khai thành công và chưa có giao dịch nhiều”, ông Dũng cho hay.

Siết chặt quản lý ví điện tử để ngăn chặn kẻ gian trục lợi - ảnh 1
Chỉ một số ít ví điện tử hoạt động tốt. (Ảnh minh họa Internet)

Siết chặt quản lý để ngăn chặn trục lợi qua ví điện tử

Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán. Dự thảo thông tư có nhiều quy định cụ thể để quản lý hoạt động trung gian thanh toán và ví điện tử trong đó đáng chú ý bao gồm việc áp dụng hạn mức giao dịch qua ví điện tử (tối đa không quá 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng đối với cá nhân; 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng đối với tổ chức), yêu cầu người dùng phải khai báo thông tin cá nhân khi mở ví và không được mở quá 1 ví điện tử tại một tổ chức cung ứng dịch vụ. Đồng thời, Dự thảo cũng giữ nguyên quy định yêu cầu tất cả các giao dịch nạp - rút tiền của ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ phải có công cụ cho phép NHNN theo dõi hệ thống và các số liệu giao dịch.

Theo đại diện Vụ Thanh toán (cơ quan chủ trì soạn thảo) cho biết, việc sửa đổi các quy định như trên là để ví điện tử phát triển phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường, việc giới hạn hạn mức giao dịch còn để ngăn ngừa các hoạt động trái pháp luật diễn ra, nhất là liên quan đến các đơn vị chấp nhận thanh toán. Các ví điện tử phải rà soát lại các đơn vị chấp nhận thanh toán, không để đơn vị chấp nhận thanh toán không hề bán hàng hóa dịch vụ nhưng vẫn phát sinh giao dịch, hoặc có đơn vị có bán dịch vụ nhưng không xuất hóa đơn hợp lệ. Sắp tới sau khi Thông tư sửa đổi chính thức được ban hành sẽ phải rà soát lại tất cả hoạt động của các đơn vị trung gian thanh toán.

Đối với quy định bắt buộc ví iện tử phải liên kết với một tài khoản ở ngân hàng, kèm theo những quy định về cơ chế xác thực thông tin người dùng, quy định giới hạn về hạn mức giao dịch trong ngày, trong tháng cũng là để tránh bị kẻ gian trục lợi qua ví điện tử. Theo đại diện Vụ Thanh toán, thời gian qua có những món tiền bị kẻ gian lấy cắp thông qua chiếm đoạt tài khoản ví điện tử nhưng không thể thu hồi được, do các ví điện tử chưa làm đúng cơ chế xác thực thông tin người dùng. Khi bị kẻ gian lấy cắp tiền qua tài khoản ngân hàng, rồi chuyển tiền từ ngân hàng vào ví điện tử. Nếu các ví điện tử làm đúng chắc chắn thu hồi được số tiền gian lận, nhưng nếu các ví làm không đúng quy trình thì không thể thu hồi được. Thực tế thời gian qua đã có nhiều kẻ gian trục lợi, lừa đảo người dùng rồi sau đó chuyển tiền lòng vòng từ ngân hàng vào ví điện tử mà không thể truy tìm được kẻ gian. Nên bằng quy định mới, NHNN yêu cầu rõ ràng, để các cổng ví điện tử không làm đúng không được.

My Lan
Từ khóa: ví điện tử quản lý ví điện tử quản lý trung gian thanh toán quy định quản lý trung gian thanh toán quy định quản lý ví điện tử

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.