Sacombank 'sửa sai' của VSD, chốt tỷ lệ room ngoại ở mức 30%

Ngân hàng Sacombank (STB) do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch có chủ trương ghi nhận room ngoại đối với cổ phiếu STB ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức 30% vốn điều lệ sau khi bị VSD điều chỉnh sai.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank (STB) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023 với dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 50% so với năm 2022 lên 9.500 tỷ đồng, đồng thời "chốt" room ngoại 30%.

Trong tài liệu đại hội, Sacombank nhắc lại vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) với cổ phiếu STB. Theo đó, kể từ ngày 14/3/2014 đến nay, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB được ĐHCĐ Sacombank thống nhất là 30%.

Tuy nhiên, khi phát hành 400 triệu cổ phiếu STB để sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Sacombank, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã điều chỉnh đưa room ngoại đối với cổ phiếu STB về mức 23,634%.

Tới ngày 31/5/2021, VSD lại điều chỉnh đưa room ngoại của STB về lại mức 30%. Vào ngày 10/3/2023 vừa qua, VSD đã gửi cho Sacombank Công văn số 1917/VSD-ĐK.NV, ghi nhận sự thiếu sót đối với việc điều chỉnh nêu trên.

Dù vậy, Sacombank cho biết, với chủ trương muốn cơ cấu cổ đông của ngân hàng luôn đa dạng để tạo động lực cho sự phát triển, ngân hàng ghi nhận room ngoại đối với cổ phiếu STB ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức 30% vốn điều lệ.

Sacombank cũng đặt kế hoạch tài sản năm 2023 tăng 11% so với năm 2022 lên 657,8 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn cũng tăng 11% lên 574,6 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng dự kiến đạt 12%. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì ở mức dưới 2%. 

Các ngân hàng, doanh nghiệp dồn dập công bố tài liệu đại hội cổ đông năm 2023. (Ảnh: HH)

Một số thông tin về doanh nghiệp niêm yết
* VPS: Chứng khoán VPS đứng số 1 thị phần môi giới trong quý I/2023 trên HOSE. Đây là quý thứ 9 liên tiếp VPS là quán quân.

* MBB: Tại đại hội cổ đông thường niên vào ngày 25/4 tới, Ngân hàng MBBank (MBB) sẽ thông tin việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại. Trước đó, có nhiều đồn đoán MBBank sẽ tiếp nhận việc chuyển giao bắt buộc với Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank). 

* VHM: Vinhomes sắp triển khai dự án nhà ở xã hội quy mô gần 87,6ha tại TP. Cam Ranh, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.756 tỷ đồng.

* HSC: Chứng khoán HSC đặt mục tiêu doanh thu năm 2023 giảm 18% so với năm 2022 xuống còn 2.338 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm 16% xuống còn 901 tỷ đồng. HSC dự báo giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường chứng khoán năm 2023 giảm 55% so với năm ngoái xuống còn 2,25 triệu tỷ đồng.

* HPG: Tập đoàn Hoà Phát (HPG) bất ngờ giảm giá bán thép cây khu vực miền Nam. Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên 2023, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết triển vọng của doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.

* HVN: HOSE cắt margin hàng chục mã chứng khoán trong quý II/2023, trong đó có Hàng không Việt Nam (HVN), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), PVD, ITA…

* PGB: Cổ phiếu PGB của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - PGBank tiếp tục tăng giá trước thềm cuộc đấu giá Petrolimex thoái 120 triệu cổ phiếu PGB (40%) vào 7/4. Tổng cộng giá PGB đã tăng vọt 30% sau 2 tuần.

* SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 tăng 6-10% lên khoảng 10,3-10,6 nghìn tỷ đồng. HĐQT Ngân hàng SHB dự trình kế hoạch chia cổ tức với mức 15% và tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng.

* DLG: CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) vừa công bố văn bản giải trình về khoản lỗ phát sinh thêm sau khi kiểm toán, cũng như về các ý kiến ngoại trừ phải nhận trong BCTC hợp nhất kiểm toán 2022.

Theo đó, sau kiểm toán, DLG lỗ gần 1,2 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 312 tỷ đồng so với báo cáo tự lập). DLG giải trình khoản lỗ này chủ yếu đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 324 tỷ đồng sau kiểm toán. Như vậy, đây là năm lỗ lớn nhất của DLG trong thập kỷ qua.

Giao dịch trên thị trường 
* VN-Index: Kết thúc phiên giao dịch 5/4, nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng hút dòng tiền và quay đầu tăng trở lại. Nhiều người kỳ vọng vào dài hạn đối với 2 nhóm cổ phiếu này khi nhiều chính sách đang thay đổi.

Chỉ số VN-Index chốt phiên 5/4 tăng 2,41 điểm lên 1.080,86 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1,85 điểm lên 212,58 điểm. Upcom-Index tăng 0,15 điểm lên 77,74 điểm. 

* Thanh khoản: Thanh khoản trên 3 sàn giảm đôi chút và vẫn quanh mức thấp so với trung bình vài năm qua nhưng thị trường không còn ảm đạm như hồi cuối tháng 3. Thanh khoản ngày 5/4 đạt 15.900 tỷ đồng, trong đó có 12.866 tỷ đồng trên sàn HOSE.

* Khối ngoại: Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 225 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào HPG, Vinhomes (VHM), Vietinbank (CTG), NLG và VRE. Ở chiều ngược lại, Sacombank (STB) chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 27 tỷ đồng; VNM bị bán ròng 23 tỷ đồng.

Sự kiện trong nước và quốc tế tác động tới TTCK

* ADB dự báo, việc giá dầu tăng mạnh sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trung ương châu Á trong nỗ lực chống lạm phát. Theo ADB, hầu hết kinh tế châu Á đều nhập khẩu dầu, như Indonesia và những quốc gia ở Trung Á. Việc OPEC+ đột ngột giảm sản lượng dầu khiến giá dầu tăng mạnh gần đây.

* Xuất khẩu thủy sản quý I/2023 ước đạt trên 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ. Dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục dần từ quý II/2023 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU thu hút thêm các bạn hàng đến với Việt Nam. Xuất khẩu tôm dự báo sẽ hồi phục chậm vì cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Xuất khẩu cá tra sẽ khả quan hơn khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn sau Covid.

* Giá ure giảm 70% so với đỉnh hồi tháng 4/2022, xuống mức thấp nhất hơn 2 năm do do các nhà sản xuất ở châu Âu mở rộng sản xuất nhờ giá nguyên, nhiên liệu đầu vào giảm. Nhiều doanh nghiệp phân bón tại Việt Nam đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng sau một năm 2022 lợi nhuận kỷ lục.

* Mirae Asset đánh giá có nhiều điểm sáng đang hiện lên góp phần thắp lên hy vọng cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Công ty này khuyến nghị nhóm cổ phiếu đầu tư công và cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như bất động sản, xây dựng, chứng khoán, ngân hàng.

Theo Mirae Asset, việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là một phần trong những nỗ lực liên tiếp của Chính phủ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cùng với thúc đẩy giải ngân đầu tư công, sự trở lại của ngành du lịch và sản xuất trong nước.

Mạnh Hà

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.