Sa bẫy kẻ buôn người vì nhẹ dạ, cả tin

Các đối tượng buôn người đang lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của nhiều người để đưa nạn nhân vào bẫy.

Mới đây, BĐBP tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Nam (Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP) giải cứu thành công 7 nạn nhân trong vụ mua, bán người sang Campuchia, đưa họ về xã IaO, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai an toàn.

Các nạn nhân đều bị đối tượng Trần Quang Quyết (SN 2001, trú xã Ia Dal, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum) lừa bán sang Campuchia trong 2 ngày 20 - 21/6/2022.

Thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng Quyết đã dụ dỗ các nạn nhân vượt biên trái phép sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao". Các nạn nhân sa bẫy lừa đảo phải làm việc với cường độ cao, bị đánh đập thường xuyên bằng gậy và dây diện, bị dọa bán, giết…

Khi các nạn nhân muốn trở về nhà, các đối tượng đã buộc các nạn nhân báo gia đình chuyển khoản 90 - 150 triệu chi phí "bồi thường hợp đồng lao động".

Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La gặp gỡ nạn nhân sau khi được giải cứu trở về. 

Ngày 5/7, Đồn Biên phòng Ia O (Biên phòng tỉnh Gia Lai) đã khởi tố vụ án mua bán người, đồng thời chuyển hồ sơ và bàn giao bị can Trần Quang Quyết cho cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai tiếp tục điều tra, làm rõ theo thẩm quyền.

Không chỉ ở Gia Lai, tình trạng người dân các tỉnh giáp biên với Campuchia bị lừa bán sang Campuchia để làm việc diễn ra phức tạp trong thời gian gần đây.

Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận 21 đơn đề nghị giải cứu của những gia đình sống trên địa bàn có người thân bị lừa sang Campuchia lao động, bị bóc lột, cưỡng bức, nếu muốn trở về Việt Nam thì phải đưa tiền chuộc.

"Các tội phạm này có nhiều dấu hiệu mua bán người, vì khi người lao động sang Campuchia làm việc, nếu chủ công ty thấy không đáp ứng yêu cầu thì họ sẽ bán lại cho những ông chủ khác với giá cao hơn để thu lại tiền và lãi suất mà họ đã trả trước đó. Nếu nạn nhân muốn trở về thì phải liên hệ với gia đình để chuyển tiền sang chuộc lại. Còn những trường hợp mà gia đình không có tiền chuộc thì các nạn nhân đó sẽ bị trừng phạt theo kiểu xã hội đen", Thượng tá Trần Minh Kiệt, Phó Trưởng phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh Tây Ninh cho biết.

Theo Thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, việc thông thương giữa Campuchia và Việt Nam được kết nối, một số đối tượng trước đây đã làm việc tại Campuchia thấy việc đưa người sang nước này lao động có thể kiếm được lợi nhuận, nên lừa gạt, đưa người dân sang làm việc tại đây.

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: Đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo...trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 USD đến 30.000 USD. Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác.

Tội phạm buôn bán người đã trở thành vấn nạn ở nhiều địa phương, không chỉ xuất hiện ở nông thôn, khu vực biên giới mà còn lan ra các đô thị, trong đó có cả Hà Nội, TPHCM.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu (Công an TPHCM) cho biết, các đối tượng phạm tội mua bán người thường lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người dân có hiểu biết hạn chế, gia đình khó khăn, thiếu việc làm, thanh niên ăn chơi, đua đòi và các em có tư tưởng muốn thoát ly công việc vất vả, muốn đổi đời để lừa gạt, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập, môi giới kết hôn, môi giới nhận con nuôi, rủ đi du lịch… sau đó bán ra nước ngoài để trục lợi.         

Đặc biệt, trong thời gian gần đây khi công nghệ và mạng xã hội phát triển, đối tượng thường làm quen, tiếp cận từ xa, hướng dẫn nạn nhân tự rơi vào cạm bẫy mua bán người.

Trước thực trạng trên, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng nắm tình hình phối hợp với cơ quan liên quan điều tra xử lý cũng như hỗ trợ nạn nhân. Đồng thời khuyến cáo người dân cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm mua bán người cũng như những lời mời gọi "việc nhẹ lương cao" tại nước ngoài.

Nếu xảy ra sự việc, nạn nhân hoặc người nhà cần liên hệ cơ quan công an gần nhất để cung cấp thông tin về đặc điểm, hình ảnh, nhận dạng, thời gian, địa điểm, phương thức của đối tượng để công an có cơ sở thuận lợi trong việc điều tra, kịp thời hỗ trợ nạn nhân.

NH

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !