Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Chợ Lớn là khu vực tập trung đông người Hoa kinh doanh buôn bán, do đó các phong tục, lễ hội của người Hoa được thể hiện rất đậm nét.

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Hàng năm cứ vào rằm tháng giêng sau Tết Nguyên đán, khu vực Chợ Lớn thuộc các quận 5, 6, 11…náo nức chuẩn bị ăn Tết Nguyên tiêu.

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Lồng đèn treo bán đỏ rực ở Chợ Lớn

Tương truyền các cung nữ sau Tết nguyên đán ăn chơi xong, hết cuộc vui trong cung đều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật, nội quy ngoại bất nhập, nội bất xuất, không thể̉ về gặp mặt cha mẹ.

Lúc đó, một đại thần nhà Hán là Đông Phương Sóc biết được nguyện vọng này của đám cung nữ đã tỏ ra thông cảm. Ông bày kế để giúp các cung nữ gặp mặt bố mẹ. Ông tung tin sắp tới đây Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến mọi người trong cung hoang mang khiếp sợ.

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Bắt đầu lễ diễu hành qua các đường phố

Sau đó, Đông Phương Sóc bày mưu hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ra ngoài cùng bà vú, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên giả tượng là cả tòa thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó để đánh lừa Hỏa Thần đang giám sát trên trời.

Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ được đi ra ngoài và sẵn dịp gặp mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng giêng cả thành đều phải treo đèn lồng. Các nơi khác thấy hay cũng bắt chước làm theo, sau đó ngày rằm trở thành Tết Nguyên Tiêu.

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Một cô gái Hoa trong vai cung nữ

Tết Nguyên Tiêu ở Chợ Lớn tổ chức rất chu đáo, có nhiều điểm cho bà con vui chơi, nào là múa lân sư rồng, nào là xe hoa và các diễn viên hóa trang cung nữ, hóa trang ông Phúc, ông Lộc ông Thọ diễu hành trên các đường phố.

Lễ hội còn có sự đóng góp của các đoàn múa dân gian của đồng bào Chăm, múa dân tộc Khmer. Tại Chợ Lớn có rất nhiều đoàn lân sư rồng hoạt động, thế nên trong dịp này nếu không múa rồng tại tâm điểm lễ hội thì cũng múa tại các tụ điểm khác như chùa ông Bổn, chùa Phúc Kiến...

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Một Cảnh múa hát, diễn ca kịch Triều Châu trên sân khấu

Anh Trần Văn Hải, một họa sĩ gốc Hoa ngụ đường Tản Đà, quận 5 cho biết, năm nào ở Chợ Lớn người dân cũng ăn Tết Nguyên Tiêu vui vẻ. Nhà nhà đều cúng đúng nghi thức cổ truyền. Các lễ vật như bánh tổ, bánh trôi nước… đều được bày bán ở khu đường Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo, còn đèn lồng thì bán ở khu vực gần Bệnh viện An Bình.

Ông Trương, chủ tiệm ở đường Triệu Quang Phục, quận 5 phấn khởi cho biết, năm nào tiệm ông cũng sản xuất mấy trăm đèn lồng để bán cho các Hội quán, chùa để họ tổ chức thi đố đèn.

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Tết Nguyên Tiêu không thể thiếu múa Rồng

Thể lệ thi giống như trò hái hoa dân chủ của người Việt. Mỗi đèn lồng bên dưới có treo một tấm giấy có viết câu đố. Có tấm đố chữ, có giấy hỏi tác giả bài thơ, có giấy hỏi sự tích phong tục ngày lễ… Ai chọn đèn nào, lấy câu hỏi bên dưới đèn để trả lời. Nếu trả lời đúng thì được thưởng cái đèn lồng để đem về nhà treo lấy hên cả năm. Trả lời sai thì ban tổ chức đưa câu hỏi khác vào phần đuôi đèn lồng đó.

Có Hội quán không đố đèn mà làm đèn có ghi chữ Chúc Phúc. Các đèn lồng lớn đều được đưa ra đấu giá. Ai trả cao nhất sẽ sở hữu cái đèn lớn nhất. Giá trị của đèn lồng không là bao, nhưng người đoạt được đèn lồng lấy làm vinh dự vì đã vượt qua hàng chục “đại gia” để sở hữu được cái đèn có chữ Phúc đặc biệt này.

Mấy năm nay, đèn lồng Hội An chiếm ưu thế trong các lễ hội. Các đèn lồng truyền thống kiểu người Hoa được làm ít hơn và cũng vì vậy mà trở nên đắt tiền hơn.

Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn

Tthỉnh lồng đèn chữ Phúc cầu an cho gia đình

Sân khấu lễ hội Nguyên Tiêu thường đặt tại Trung Tâm văn hóa quận 5 (Đại Thế Giới cũ). Các đoàn ca nhạc như ca kịch Thống Nhất, đoàn kịch Hội quán Triều Châu… lên biễu diễn.

Xe hoa diễu hành bắt đầu từ cổng miếu Quan Âm (hội quán Ôn Lăng) trên đường Lão Tử và diễu hành qua các con phố chính như Triệu Quang Phục, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa và tụ hội về sân khấu chính của Trung tâm văn hóa quận 5 (cơ sở 1) vào lúc 18 giờ để chính thức tham gia vào lễ hội Nguyên Tiêu.

Người người tựu về đây để vui chơi những ngày cuối của chuỗi ngày vui xuân, Tết cổ truyền để bước vào cuộc sống mưu sinh, tất bật năm mới.

lương minh

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Đang cập nhật dữ liệu !